“Cuốn hút. 1Q84 là một tiểu thuyết lớn theo mọi nghĩa. Độc giả một khi đã sa chân vào dòng chảy thời gian của nó thì khó lòng bước lên bờ” – Sherryl Connelly, NYDN
Haruki Murakami chưa bao giờ làm mình thất vọng; và mặc dù đối với mình thì 1Q84 truyền tải dễ hiểu hơn Cuộc săn cừu hoang hay Ngầm thì cho dù lệch lạc vài giây không chú ý, ta cũng phải lật đọc lại vài trang để nắm mạch diễn biến.
Vẫn như mọi khi, sau khi đọc xong một cuốn sách siêu hay thì não mình vẫn đang đắm chìm trong thế giới ấy, chưa bơi ra được.
Cách viết song song 2 câu chuyện – 2 nhân vật – từ việc không hề liên quan đến những chi tiết nhỏ bé thay đổi cả thể giới quan của nhân vật, mình k thể nào đoán được 1 giây tiếp theo, sẽ xảy ra chuyện gì, hay đơn giản nội tâm các nhân vật có gì thay đổi…
Mạch truyện tập 1-2 là xen kẽ các chương song song giữa 2 nhân vật chính (Tengo và Aomame). Sang tập 3 thì có thêm mạch của nv phụ để đẩy nhanh quá trình 2 nhân vật chính gặp nhau. Tuy nhiên, mình cảm thấy việc làm này khiến cho mạch truyện rề rà lại (bớt hấp dẫn hơn). Nhưng đúng là nhờ có nv này thì mới hiểu rõ nội tâm Tengo – Aomame nhất thông qua cái nhìn của nhân vật khác.
Theo suy nghĩ của mình (ko chắc đúng hay không), thì Tengo đã bước vào thế giới 1Q84 chính vào lúc anh ấy chắp bút viết Nhộng không khí. Còn Aomame đã vô tình bị kéo vào đây bằng 1 lực hút của Tengo. Thật sự hơi thiếu logic (nhưng không thể có câu trả lời nào thoả đáng hơn). Còn thế giới 1984 có lẽ sẽ không có Nhộng không khí, ko có cả cuộc nổi dậy, không có giáo đoàn, hay Người tí hon nào cả. Và trong thế giới ấy có lẽ 2 ngươi sẽ ko thể gặp lại nhau. Và thế giới thứ 3 (phần kết) cũng chưa chắc là 1984 hay có thể hai người đang bước sang tgioi tiểu thuyết mà Tengo đang viết dở dang.
Hoặc có một cách nghĩ khác, rằng ở hiện thực 1984 có 1 Tengo chắp bút viết lại Nhộng Không khí. Tuy nhiên tất cả các tình tiết xảy ra sau đó, cả việc giáo đoàn, mặt trăng, Aomame… tất cả chỉ là những việc đang diễn ra trên trang giấy của Tengo tưởng tượng ra (vì anh mong muốn gặp lại Aomame nên chỉ có thể để cô và a gặp nhau trên trang giấy) – a gọi nó là 1Q84/ Thế giới loài mèo.
Tất nhiên mỗi người có một suy tưởng khác nhau khi đọc. Khiến độc giả vừa hiểu vừa không hiểu, vừa lặn trong từng trang sách ko bơi ra nổi chính là điều mà Haruki Murakami vẫn thường giỏi. Như các cuốn sách trước đây, tài năng viết tiểu thuyết siêu thực của ông quả là đáng nể phục. Khiến độc giả tưởng chừng hiểu ra vấn đề, thì lại dần mắc vào ngõ cụt. Hiện thực và huyền ảo đan xen nhau một cách tự nhiên nhất.
Nhiều người cho rằng cái kết của 1Q84 quá nhanh, quá đẹp, khiến nó mất đi cuốn hút. Nhưng mình nghĩ khác, ngay từ đầu 2 tuyến nvat chính đã được tác giả viết song song -> điều tác giả muốn nhấn mạnh là tình yêu của 2 người. Cho nên sau 3 tập sách mà không để cho 2 nv chính gặp nhau thì quả thật ác độc. Mà cái kết cũng ko hẳn là hết, vì chính nhân vật cũng đang ko biết thế giới tiếp theo họ đến là 1984 hay khác, một dấu chấm hỏi để độc giả tự ngẫm (quá hay đúng ko?). Mình chỉ hơi tiếc một chút vì mình còn muốn biết ở thới giới mới này có các nvat cũ mà họ quen ko? Nếu có thì họ có nhớ nhau ko? Nếu có hiện diện và có nhớ nhau thì chắc hẳn các tình tiết thuộc về 1Q84 sẽ biến mất nhỉ?
Chắc là mình sẽ chìm đắm trong thế giới 2 mặt trăng này một khoảng thời gian mới bơi ra được. Cám ơn bác Murakami vì những cuốn sách tuyệt vời này. Ông là tác giả mà mình thích nhất, mình sẽ thiên vị một chút mà chấm 10/10 cho tập truyện này.
Review của độc giả Trần Mỹ Duyên – Nhã Nam reading club
Bạn có thể tìm mua sách tại:
TÊN SÁCH | NHÃ NAM | TIKI | FAHASA |
1Q84 tập 1 | http://bit.ly/1q84tap1NhaNam | http://bit.ly/1q84tap1taibanTIKI | http://bit.ly/1q84tap1taibanFahasa |