Review: Xa lạ trong tôi – khám phá Istanbul qua góc nhìn của một Người Bình Thường tử tế (Los Angeles Times)

Review: Xa lạ trong tôi – khám phá Istanbul qua góc nhìn của một Người Bình Thường tử tế (Los Angeles Times)

Bài đăng trên báo LA Times

Nhà văn được giải Orhan nhiều lần đã viết về thành phố quê hương, gần đây nhất là cuốn “Istanbul” và tiểu thuyết, “Bảo tàng của sự ngây ”. Tuy vậy, ông dường như luôn có nhiều điều để nói, và ông đã chạm đến một dòng chảy của sự dịu dàng trong “”, chuyện về một anh trai làng mơ mộng tìm thấy ngôi nhà thực sự của mình trong đại đô thị.

 

Istanbul của Mevlut sôi sục với những căng thẳng chính trị, sắc tộc và tôn giáo đậm đặc chất Thổ Nhĩ Kỳ, trước tiên dẫn đến cuộc đảo chính quân sự năm 1980 và cuối cùng là sự trỗi dậy của một đảng phái Hồi giáo. Nhưng khi Melvut lang thang khắp thành phố trong vai trò một người bán rong, anh cho độc giả thấy được cảnh quan đô thị quen thuộc với mọi cư dân thành phố: một vùng đất của sự đa dạng kỳ diệu và những sự quen thuộc bất ngờ; của sự thay đổi không ngừng do dòng người nhập cư và phát triển bất động sản; của sự hiện đại hóa mang lại điện và nước cho các khu ổ chuột nhưng cũng hủy hoại các khu dân cư có bề dày và nhiều cung cách sống ở đó.

 

Những phát triển của xã hội ấy, được mô tả một cách chi tiết và chuẩn xác như trong tiểu thuyết của Dicken, ánh xạ lại qua trải nghiệm của Mevlut. Nhân vật chính của chúng ta đã đến Istanbul năm 12 tuổi vào năm 1969 để làm việc sau giờ học với cha mình, bán sữa chua và một thứ đồ uống lên men truyền thống gọi là boza. Cuộc sống đường phố hấp dẫn Mevlut hơn là học hành; anh chưa bao giờ học hết cấp ba, và ngay cả khi việc bán sữa chua được các công ty phân phối trực tiếp cho các cửa hàng tiếp quản, anh vẫn tiếp tục lang thang khắp Istanbul sau khi trời tối, rao lên   “Bozaaa đây”, để đồ mình bán vào chiếc giỏ hạ xuống từ cửa sổ hoặc lên cầu thang để giao hàng trực tiếp, đến một lát cắt của dân cư thành phố. Từ những người theo trào lưu tôn giáo chính thống cho đến trí thức thế tục, tất cả đều lấy làm cảm động trước lời nhắc nhở sống động này về “những ngày tốt đẹp đã đến và đã qua”.

 

Mevlut không phải là người sắc sảo như hai anh em họ Korkut và Süleyman, hai người này đã nhanh chóng tìm được bảo trợ từ Hadji Hamit Vural, một thợ làm bánh chuyển sang làm nhà thầu. Vural kiếm được tài sản của mình nhờ những ngọn đồi xung quanh Istanbul. Thành phố đang mở rộng, và những ngôi nhà bất hợp của người nhập cư được thay bằng các tòa chung cư cao tầng của Vural Holdings; Korkut và Süleyman phát đạt, đồng thời tham gia vào chính trị cánh hữu. Trong khi đó, Mevlut làm nhiều việc ban ngày và duy trì công việc bán rong về đêm của mình.

 

Mevlut chỉ có thể giải thích rõ ràng sự trung thành của mình với cái nghề đang chết dần chết mòn ấy khi cuốn tiểu thuyết gần đến hồi kết thúc: “Ánh sáng và bóng tối bên trong tâm trí anh giống như khung cảnh đêm của thành phố,” Mevlut ngẫm nghĩ. “Bước đi trong thành phố về đêm khiến anh thấy như thể đang lang thang trong đầu của chính mình.”

 

Người đọc dõi theo anh đến đây, đắm chìm trong suy nghĩ của anh nhưng vẫn vui vẻ với tất cả những người anh gặp, đều biết rằng bản chất dễ dãi của Mevlut khiến anh trở thành kẻ không có triển vọng thành công trong cuộc đua giành đoạt cơm áo gạo tiền. Anh là một Người Bình Thường tử tế, ngay cả những người coi anh là kẻ khờ cũng yêu mến anh. Làm sao có thể không thích một người đã bỏ trốn với nhầm người phụ nữ, nhưng vẫn kết hôn với cô ấy?

Đó là nhận định của bản hợp xướng những tiếng nói mà Pamuk lồng vào lời kể của người thứ ba để nói rõ thêm chi tiết về tính cách của Mevlut và tác động của tính cách ấy với những người khác. Những nhận định ấy cho thấy anh hầu như không nhận ra mưu đồ của người khác, nhưng lại thường xuyên đối kháng lại chúng bằng bản chất thuần khiết của mình. Cuộc hôn nhân của anh là một ví dụ điển hình. Trong đám cưới của Korkut, Süleyman nói với Mevlut rằng cô gái xinh đẹp mà anh phải lòng là Rayiha, em gái của cô dâu. Thực ra cô gái đó tên là Samiha, cô út xinh đẹp nhất và cũng là người Süleyman khao khát. Mevlut viết thư tình cho Rayiha suốt ba năm; anh không nhận ra sự nhầm lẫn của mình cho đến khi họ bỏ trốn (do Süleyman sắp xếp vào lúc trời tối), khi một tia chớp chiếu sáng khuôn mặt cô. Tại sao Mevlut không nói gì? Süleyman thắc mắc, anh ta càng thất vọng hơn khi không chiếm được Samiha. Nhưng Süleyman không thể thay đổi sự thật rằng Mevlut yêu vợ và cuộc hôn nhân của họ thực sự hạnh phúc.

 

Ít nhất là hạnh phúc nhất có thể trong xã hội phụ hệ có những hạn chế mà Pamuk mô tả một cách thực tế nhưng gay gắt thể vạch ra những vết thương lên cuộc đời các nhân vật nữ của ông. Người giận dữ nhất là Vediha, vợ Korkut, cô ta đã phát biểu một lời phàn nàn dài bốn trang về việc bị những người đàn ông trong nhà đối xử như người hầu, nếu không muốn nói là nô lệ. Người nhập nhằng nhất là Melahat, một ca sĩ hộp đêm thách thức lòng tự tôn nam tính của nhưng từ bỏ sự nghiệp kém nổi bật của mình làm tình nhân của anh ta để được tài trợ; cuối cùng Süleyman cưới cô ta mặc dù cô ta uống rượu và không đội khăn trùm đầu.

Với Pamuk, không có con người nào là phức tạp, một trong những chủ đề chính của ông là cái hố sâu ngăn cách giữa những gì mọi người nói công khai và nghĩ riêng tư. Sự chia cắt đó đôi khi là để tự bảo vệ, vì trong cuốn sách có nhiều ám chỉ của về sự tra tấn của cảnh sát, hành quyết chính trị và thảm sát sắc tộc trong khi các nhân vật của nó trải qua 43 năm lịch sử đầy biến động của Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Tuy nhiên, vì tất cả những mất mát và nỗi buồn mà các nhân vật phải chịu đựng, “Xa lạ trong tôi” khiến chúng ta chua xót hơn là sầu não thất vọng, hợp với tinh thần không mệt mỏi của nhân vật chính khiếm khuyết nhưng đáng yêu của nó. “Tôi sẽ bán boza cho đến ngày thế giới kết thúc,” Mevlut nói, và ở tuổi 55, anh vẫn vui vẻ lang thang trên những con phố của thành phố không ngừng phát triển và luôn mê hoặc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *