Tiểu thuyết về cái cười và sự lãng quên của nhà văn Milan Kundera

Tiểu thuyết về cái cười và sự lãng quên của nhà văn Milan Kundera

Đây là cuốn tiểu thuyết về cái cười và sự lãng quên, về sự lãng quên và về Praha, về Praha và về các thiên thần”, Milan Kundera đã viết như thế về Sách cười và lãng quên của mình.

'Sách cười và lãng quên' của Milan Kundera - một trong những nhà văn hàng đầu của văn học đương đại phương Tây /// Ảnh: N.N
‘Sách cười và lãng quên' của Milan Kundera – một trong những nhà văn hàng đầu của đương đại phương Tây
ẢNH: N.N

Sách cười và lãng quên của nhà văn Milan Kundera vừa ra mắt bản tiếng Việt do dịch giả Ngân Xuyên chuyển ngữ ( – NXB Văn học ấn hành). Theo dịch giả Ngân Xuyên (Phạm Xuân Nguyên), đây là cuốn tiểu thuyết thứ 4 ông dịch của Milan Kundera (3 cuốn trước là: Sự bất tử, Chậm rãi, Bản nguyên).

Sách cười và lãng quên gồm 7 câu chuyện: Những bức thư bị mất, Mẹ, Các thiên thần, Những bức thư bị mất, Lítost, Các thiên thần, Biên giới, được trình bày như 7 phần của một tổng thể, xoay quanh các chủ đề về ký ức và tiếng cười.Trong 7 phần này, các khía cạnh khác nhau trong sự tồn tại của con người được Milan Kundera sắp xếp, phóng đại, thu nhỏ, nhấn mạnh, kiểm tra, phân tích và trải nghiệm. Mỗi câu chuyện có những tình tiết và nhân vật riêng, song vẫn có thể thấy rõ tính thống nhất của tác phẩm qua các chủ đề: ký ức và sự lãng quên, tiếng cười và bi kịch, qua bối cảnh từng câu chuyện và nhất là lối kể chuyện mà ở đó Kundera đan xen các phần tự sự, các bình luận về những gì nhân vật làm, thậm chí có cả những ký ức được trình bày như tự truyện.

Tiểu thuyết về cái cười và sự lãng quên của nhà văn Milan Kundera  - ảnh 1

Cuốn tiểu thuyết Sách cười và lãng quên được xuất bản lần đầu tiên tại vào năm 1979, cùng năm Milan Kundera bị thu hồi quyền công dân Tiệp Khắc bởi những mâu thuẫn về chính trị

ẢNH: N.N

Như nhiều tác phẩm khác của Milan Kundera, Sách cười và lãng quên chẳng thể đứng bên ngoài những biến động . Chiếm phần trọng đại nhất trong mỗi tác phẩm của Kundera, luôn luôn, là cuộc truy tìm đến tận cùng bản ngã con người, nhưng bao giờ cuộc truy xét đó cũng chấm dứt trong nghịch lý. Ông chú trọng trong tiểu thuyết của mình nghệ thuật xây dựng tình thế nhằm làm nổi bật sự phi lý của đời sống cũng như những khoảng tăm tối trong thế giới nội tâm con người.

Cũng theo lời dịch giả Ngân Xuyên, “Các sách Milan Kundera in ở đều phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của ông. Bìa sách phải gửi sang Pháp cho ông duyệt. Bìa Sách cười và lãng quên này là bìa thứ 3 Nhã Nam gửi sang mới được ông đồng ý cho in. Không được ghi một thông tin nào về tác giả cũng như các lời đánh giá tác phẩm lên bìa và ở trang trong. Chỉ có tên tác giả, tên sách và phần ruột tác phẩm. Milan Kundera chỉ muốn độc giả đọc vào chính văn bản văn chương của mình, bỏ hết những thứ phụ trợ xung quanh. Bởi tiểu thuyết của ông như ông quan niệm và thực hành là phải viết sao cho không thể kể lại và không thể thay thế được. Vì vậy bản tiếng Việt ở phần chú về tác quyền có dòng ghi “ All adaptations of Work for film, theatre, television and radio are stricly prohibited” (Mọi sự chuyển thể tác phẩm lên phim, sân khấu, truyền hình và phát thanh đều bị nghiêm cấm)”.

Nhà văn Milan Kundera sinh năm 1929 trong một gia đình trí thức trung lưu tại CH Séc, định cư ở Pháp từ năm 1975 và nhập quốc tịch Pháp năm 1981. Ông lớn lên trong một môi trường mà văn hóa nghệ thuật có vị trí rất quan trọng. Bố ông là Ludvik Kundera, một nhà nghiên cứu âm nhạc và nghệ sĩ piano nổi tiếng ở CH Séc. Kundera được học piano từ khi còn bé. Âm nhạc để lại dấu ấn không nhỏ trong cuộc đời cũng như tác phẩm của ông. Khi bị thu hồi quyền công dân Tiệp Khắc, ông định cư ở Pháp từ năm 1975 và trở thành công dân Pháp từ năm 1981.

Sớm nổi tiếng với các bài và tiểu thuyết bằng tiếng Séc, ông chuyển hẳn sang sáng tác bằng tiếng Pháp từ năm 1995. Ngoài 10 cuốn tiểu thuyết và một tập truyện ngắn, và 9 trong số đó đã được dịch ở Việt Nam: Cuộc sống không ở đây, Điệu valsa giã từ, Những mối tình nực cười, Vô tri (Cao Việt Dũng dịch), Lễ hội của vô nghĩa ( dịch), Đời nhẹ khôn kham (Trịnh Y Thư dịch), Sự bất tử, Chậm, Căn cước (Ngân Xuyên dịch); ông còn viết kịch, phê bình và tiểu luận, với bốn tập tiểu luận về văn học viết trực tiếp bằng tiếng Pháp đều đã dịch sang tiếng Việt.

Thanh Niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *