Đọc sách cùng bạn: “Sự chờ đợi vĩnh viễn và bất định”

Đọc sách cùng bạn: “Sự chờ đợi vĩnh viễn và bất định”

Samuel Beckett (1906 – 1989) sinh ra ở Dublin (Ireland). Từ 1938 ông định cư tại Paris và bắt đầu sáng tác bằng tiếng từ 1945. Năm 1951 ông xuất bản tiểu thuyết đầu tay “Molloy” và năm sau (1952) là vở kịch “Trong khi chờ đợi Godot”. Vở kịch được công diễn làn đầu năm 1953 tại Paris, sau đó được dịch và diễn trên khắp thế giới. Samuel Beckett nổi danh từ đó. Theo một cuộc thăm dò ý kiến do Royal National Theatre (Anh) thực hiện năm 1988/89 thì “Trong khi chờ đợi Godot” được coi là “vở kịch tiếng Anh nổi bật nhất thế kỷ XX”. Năm 1969 ông được trao giải vì sáng tác của ông – dưới những hình thức mới đối với tiểu thuyết và kịch – đã nâng cao con người hiện đại trong cảnh khốn cùng của nó.” như lời đánh giá của Ủy ban trao giải.

Vở kịch “Trong khi chờ đợi Godot” gồm hai màn. Hai màn đó là một cái bẫy mà Samuel Beckett giăng ra cho hai nhân vật được ông mô tả trong tác phẩm. Estragon (Gogo) và Vladimir (Didi) là hai kẻ lang thang vô gia cư không hiểu vì sao họ lại có mặt trên đời này. Họ nghĩ sự tồn tại của mình chắc phải có một ý nghĩa nào đó. Và họ chờ đợi Godot, chờ đợi trong suốt cả tác phẩm, để mong được khai sáng. Nhưng họ cứ chờ đợi mà không biết Godot có đến không. Không ai biết họ phải chờ đợi bao lâu, vĩnh viễn hay chỉ khoảnh khắc? Hoàn cảnh của họ còn bị trầm trọng thêm bởi những ký ức đứt đoạn khiến họ thường đánh mất sợi dây của các và họ tìm cách thoát khỏi nó để khỏi nhớ lại, nhưng họ chẳng biết chạy đi đâu vì họ còn phải chờ đợi Godot. Godot là ai? Đó là Chúa hay là một ai khác có thể cứu vớt những người bất hạnh? Chỉ biết chắc một điều là ông ta phải đến, dù sớm hay muộn. Trong khi Estragon và Vladimir cứ luẩn quẩn loanh quanh trong sự chờ đợi của mình thì xuất hiện hai nhân vật khác là Pozzo và Lucky gợi nhớ đến hai anh em Abel và Cain trong Kinh Thánh mà trong vở kịch có nói đến bóng gió. Sau Pozzo và Lucky thì có một cậu bé đến báo cho họ biết là Godot không thể đến hôm nay, nhưng ngày mai chắc ông ta sẽ đến. Nhưng cái ngày mai đó chẳng thấy hiện ra và hai nhân vật Estragon và Vladimir tuyệt vọng trong sự chờ đợi không hồi kết đã quyết định treo cổ, từ bỏ thế giới này. Vở kịch kết thúc ở đó và không ai biết liệu rồi Godot có đến không và hai con người khốn khổ ấy có treo cổ mình trên cái cây rủi ro bất hạnh không.

TRONG KHI CHỜ ĐỢI GODOT

Tác giả: Samuel Beckett

Dịch giả: Siu Phạm (tiếng Pháp)

& Nhà xuất bản , 2020

Số trang: 161

Số lượng: 2000

Giá bán: 99.000

Đây là tác phẩm kể về chúng ta, về sự chờ đợi vĩnh viễn một cái gì đó có thể cứu vớt chúng ta khỏi chính chúng ta và về nỗi tuyệt vọng của chúng ta khi không thể nào chờ đợi được đến khi đó. Trong lời tuyên dương của Viện Hàn lâm khi trao giải cho Samuel Beckett có viết: “Câu trả lời của Beckett hàm chứa trong nhan đề vở kịch. Đến cuối vở, cũng như đến cuối đời ta, ta vẫn không biết gì về Godot. Đến khi màn hạ chúng ta không hề có gợi ý nào về cái thế lực mà chúng ta vừa chứng kiến sự hành tiến của nó. Nhưng chúng ta biết một điều, điều mà toàn bộ sự khủng khiếp của trải nghiệm này không thể tước đoạt khỏi ta: đó là sự chờ đợi của chúng ta. Đó là vấn nạn siêu hình của con người, sự chờ đợi vĩnh viễn và bất định này, sự chờ đợi được khắc họa với một sự đơn giản mang tính ca đích thực” (bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng). Bản thân cái tên Godot (đọc là Gô-đô) mà Samuel Beckett đặt cho nhân vật được chờ đợi đến nhưng không bao giờ đến cũng gây bàn luận. Nó có chứa từ “God” mà trong các thứ tiếng châu Âu có nghĩa là Chúa. Nhưng còn Godot thì không chỉ có thế. Cho đến nay người ta vẫn không hiểu chính xác Beckeet đặt ra cái tên Godot nghĩa là gì, nhưng ai đã đọc vở kịch này của ông thì khi nghe nói “Trong khi chờ Godot” ai cũng có ý niệm về thân phận phi lý của con người. Và tên vở kịch từ lâu đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người trên thế giới.

Vở kịch của Samuel Beckett thuộc loại văn chương phi lý phổ biến vào các thập niên 1960 và 1970 với các đại diện tiêu biểu là Franz Kafka, Albert Camus bên văn và Samuel Beckett và Eugène Ionesco bên kịch. Sân khấu phi lý là một trào lưu bao gồm nhiều vở kịch đa dạng, hầu hết được viết trong khoảng 1940 – 1960. Khi lần đầu tiên được trình diễn những vở kịch này đã gây choáng váng cho người xem vì chúng khác hẳn so với bất kỳ vở nào đã được dàn dựng trước đó. Thực tế là nhiều vở kịch như thế đã bị dán nhãn là “phản kịch”. Để làm sáng tỏ và định nghĩa dòng kịch cấp tiến này nhà viết kịch Anh gốc Hungary Martin Esslin (1918 – 2002) đã nghĩ ra tên gọi “Sân khấu phi lý” trong cuốn sách cùng tên của ông xuất bản năm 1960. Ông gọi tên như thế bởi vì tất cả các vở kịch đó đều nhấn mạnh đến sự phi lý của thân phận con người. Trong khi chúng ta có xu hướng dùng từ “phi lý” đồng nghĩa với “lố bịch, buồn cười” thì Esslin trở lại với nghĩa gốc của từ này là “không hòa hợp với lý trí hoặc sự đúng đắn; phi logic”. Chủ yếu, mỗi vở kịch loại này đều coi sự tồn tại của con người là phi logic, hơn thế, là vô nghĩa. Tư tưởng này là sự phản ứng đối với “sự sụp đổ của các cấu trúc đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội” theo sau hai cuộc Thế chiến của thế kỷ XX. Đọc “Trong khi chờ đợi Godot” thấy rõ sự phi lý đó của con người và sự khác biệt của kịch phi lý với các vở kịch truyền thống, cổ điển.

“En attendant Godot” đã được dịch lần đầu từ năm 1969 ở Sài Gòn với tên gọi “Trong khi chờ Godot” (bản của Mai Vi Phúc). Sau đó nó được dịch thêm lần hai (“Chờ đợi Godot” – bản của Đình Quang, 1995) và lần ba (“Trong khi chờ Godot” – bản của Vũ Đình Phòng, 1997). Bản dịch lần này “Trong khi chờ đợi Godot” (2020) của Siu Phạm là lần thứ tư. Đây là một bản dịch kỹ càng từ nguyên tác vốn rất khó dịch được in không kèm lời giới thiệu dẫn giải cho người đọc để người đọc tự nhập vào văn bản và tự vật lộn với nhân vật kịch của Becket. Sợi dây duy nhất cho bạn nắm lấy khi đọc vở kịch là mấy lời này in ở bìa bốn cuốn sách: “Với “Trong khi chờ Godot”, Samuel Beckett đã dùng một công thức mầu nhiệm, kết hợp các câu thoại lúc thì ngây ngô, nực cười, lúc thì vỗ về, cảm thông, lắm lúc lại lệch pha hoàn toàn… để cho thấy cái đáng cười chưa chắc đã đáng cười, cái vọng tưởng biết đâu lại là cứu cánh, cái hiện hữu có khi chỉ là ảo ảnh… Các nhân vật của vở kịch đã đấu tranh theo các cách rất khác nhau để cảm nhận (hay phủ nhận) sự vận động của thời gian và sự tồn tại của bản thân.” Nhưng tốt nhất bạn đã cầm sách lên thì hãy đọc thẳng vào văn bản kịch trước nhất và tự mình suy ngẫm về những gì nảy ra trong bạn khi đọc nó.

Hẹn bạn lần tới với một cuốn sách mới khác.

Dân Việt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *