Bức tranh cuộc đời trong ‘Bệnh vẩy nến nơi vĩnh hằng’

Bức tranh cuộc đời trong ‘Bệnh vẩy nến nơi vĩnh hằng’

Tập hợp của 785 bài độc lập đã tạo dựng một bức tranh toàn cảnh của cuộc đời, ở đó có nhân vật chính, nhân vật phụ, phong cảnh lớn, bối cảnh nhỏ.

Bệnh vẩy nến nơi vĩnh hằng (tác giả Michel Cand) được xuất bản tại năm 2011. Sách là bộ ba tác phẩm (Dâng caoSôi độngGiải tỏa) gồm 785 bài thơ độc lập. Tập hợp của chúng tạo dựng nên một bức tranh toàn cảnh của cuộc đời mà ở đấy có nhân vật chính, dàn nhân vật phụ, phong cảnh lớn, có bối cảnh nhỏ một căn phòng.

Cuốn sách được xuất bản tại qua bản dịch của Trần Trọng Vũ, và NXB Hội Nhà văn phát hành.

Dưới đây là cuộc trao đổi về nghệ thuật giữa nhà thơ Michel Cand với nhà văn Thuận, được thực hiện từ Paris, Pháp.

Điêu khắc ngôn từ

– Không chỉ là điêu khắc gia kiêm thi sĩ, ông còn giảng dạy văn chương. Ông có thể cho biết mối quan hệ giữa thơ ca và điêu khắc?

– Trên thực tế, tôi cũng thỉnh thoảng tự đặt câu hỏi này cho mình, nhưng chưa bao giờ tìm được câu trả lời thỏa đáng, một câu trả lời mà bản thân tôi có thể thấy tin cậy. Tôi vẫn thoải mái chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh kia.

Thường trong lúc viết mà óc tôi lại nảy ra một ý tưởng về điêu khắc, hoặc tương tự trong chiều ngược lại. Cái này nuôi dưỡng cái kia, cho dù đó là hai lĩnh vực đối lập nhau. Thơ ca là thứ hoàn toàn mờ ảo và phi vật chất, còn điêu khắc hoàn toàn vật chất và có thể sờ vào được. Nhưng với người sáng tạo, cả hai đều tạo được từ bên trong ngần ấy phấn khích và tìm tòi sự chính xác.

Nhà thơ Michel Cand. Ảnh: Thuận.
Michel Cand anh 2

Michel Cand anh 2
Nhà thơ Michel Cand. Ảnh: Thuận.

Cả hai cùng là những mưu toan tái tạo, bằng những phương tiện rất khác nhau, một ý tưởng phức tạp và khó nắm bắt.

Chúng ta cũng có thể coi như một chất liệu, và cách nhìn này được nhà văn Pierre Clavilier gửi gắm trong lời giới thiệu cho một tập thơ khác của tôi có tựa đề  luận nội tình: “Michel Cand điêu khắc ngôn từ như cách anh làm việc với đá…”.

Đó là lời ca ngợi và trong mọi trường hợp, tôi đều cố đặt mình ở mức ấy bằng cách không ngừng đặt tác phẩm lên trên nghề nghiệp, theo công thức của Boileau.

– Về Boileau, tôi chỉ biết câu “Cái gì được hình thành chắc chắn sẽ tạo ra cách hiểu rõ ràng”. Ông có thể giải thích rõ hơn về công thức của thi sĩ này?

– Về Boileau, tôi biết rất ít. Đó không phải là một trong những thi sĩ ảnh hưởng tới tôi nhiều nhất. Ngược lại, tôi có thể nói về công thức của ông ta.

Một đặc điểm trong cách viết của tôi là như thế này: Tôi viết đi viết lại mỗi bài thơ cho đến khi nó đạt độ hoàn hảo, cả về hình thức lẫn nội dung. Như thế, 785 bài thơ trong tập Bệnh vẩy nến nơi vĩnh hằng đã lấy của tôi 25 năm viết, đặc biệt là viết lại. Chính bài thơ trước áp chót đã nói về điều đó :

“Những vần thơ của anh

Được anh mài nhẵn như gương

Qua những ngày những năm

Cho tôi lúc soi được anh vào

Cùng cả lũ người kia nữa”.

Điều này cũng tương tự như với những tập thơ khác của tôi.

Sách: Bệnh vẩy nến nơi vĩnh hằng. Ảnh: Y Nguyên.
Michel Cand anh 3

Michel Cand anh 3
Sách: Bệnh vẩy nến nơi vĩnh hằng. Ảnh: Y Nguyên.

Cuốn tiểu thuyết bằng thơ

– Ông đặt tựa cho những bài thơ của mình bằng con số và sau đó không bao giờ có dấu câu. Dường như bài thơ “46” của tập “Dâng cao” là tuyên ngôn nghệ thuật của ông?

 Một thời gian dài, trong các sổ ghi chép và máy tính của tôi, tập thơ này có tên là tiểu thuyết, cho đến tận khi tôi thấy cần phải tìm cho nó một cái tên hẳn hoi. Tôi rất thích khả năng thẩm thấu của cô: Đúng là khi bắt đầu, mỗi bài viết của tôi là một tiểu thuyết theo nghĩa rộng nhất của từ này.

Nhà văn Thuận. Ảnh: Fb Anh Thuan Doan.
Michel Cand anh 4

Michel Cand anh 4
Nhà văn Thuận. Ảnh: Fb Anh Thuan Doan.

Quả thực là có kể chuyện, nhân vật, thời gian, nơi chốn, hành động… Sau đó, khi phương hướng và nội dung của bài viết thành hình rõ ràng, tôi bắt đầu viết lại nó thành thơ, đi thật gần đến sự thuần khiết mà không bao giờ phản bội nội dung ban đầu.

Bài thơ 46 đúng là một trong những bài bình luận về sự tồn tại của tổng thể này.

– Sự hài hước của ông thật thú vị. Tôi có cảm giác là chính lý do đó mà ông đã chọn hài hước để nói về tình yêu, một chủ đề mà người đời viết mãi rồi?

– Cám ơn cô về lời khen này và tôi hy vọng xứng đáng! Tôi có chiều hướng nghĩ rằng con người là một thứ bé tẹo giữa cái bao la của thời gian và không gian, và rằng vì thế những chuyện nho nhỏ của con người thật chẳng đáng gì, nhất là chuyện tình.

Hơn nữa, thế nào là một chuyện tình? Chuyện giữa các tâm hồn? Chuyện về hoóc môn? Chuyện xã hội? Chuyện tình dục? Tôi chỉ tìm thấy sự hài hước để đề cập chủ đề này.

Beaudelaire nói ở đâu đó rằng con người chỉ có thể hiện diện một cách nhạo báng, và tôi hoàn toàn đồng ý với ông ta. Henri Berson đã viết rằng con người cười vì họ nực cười! Tôi đánh giá cao sự hài hước tinh tế và nhiều ý nghĩa trong các tiểu thuyết của cô.

Một phong cảnh ngoài đời và một phong cảnh trong tranh không giống nhau, cái đầu tiên làm từ cây cỏ, bầu trời, và các độ sâu, còn cái thứ hai thì từ màu vẽ và mặt phẳng. Chúng chẳng dính dáng gì đến nhau. Khoảng cách giữa chúng là khoảng cách giữa hiện thực và sáng tạo.

Nhưng, tại sao không thử tái tạo thiên nhiên? Nó sẽ được đánh dấu bởi tính chủ quan và chính tính chủ quan này mới thú vị, tính chủ quan là con người, là dấu vết của những gì người nghệ sĩ cảm nhận về nó, nhận thức của anh ta, cảm xúc của anh ta, suy nghĩ của anh ta, và cuối cùng là sự chuyển giao của anh ta.

Đó có thể là trường phái ấn tượng, tự nhiên, cực thực, biểu hiện, , hay bất cứ trường phái nào khác. Hiện thực là một chủ thể. Cézanne vẽ những quả táo, Van Gogh vẽ cái ghế.

Hoặc cũng có thể là cái gì đó, bất kỳ cái gì, quan trọng là , quan trọng là hành động sáng tạo, là sự tìm tòi, và sau hết là sự truyền tải vượt ra ngoài khuôn khổ của thông điệp thông thường, và cả chủ thể.

Truyền tải cái gì? Tính chủ quan khó hiểu này, rất khác nhau giữa những người sáng tạo, giữa các thời kỳ, nơi chốn, là đặc điểm của nghệ thuật, và tất cả bí mật của nó; nếu không sẽ dễ dàng định nghĩa được nghệ thuật là gì, cùng một lúc là nghệ thuật của Baudelaire, nghệ thuật của Mondrian, nghệ thuật hang động thời tiền sử, nghệ thuật của Fra Angelico.

Đây là cảm nhận của bất kỳ ai khi đối diện Taj Mahal hay Truyện Kiều hoặc một tác phẩm của Rembrandt. Và trường phái siêu thực đã khảo sát vô thức, những giấc mơ, tức là sự tưởng tượng, nhưng tất cả thứ này không phải là hiện thực khác, mà cũng là một hiện thực có thật.

Dù thế nào đi nữa, nó cũng được chuyên chở bằng bộ lọc thần kỳ của tính chủ quan. Hoàn toàn cá nhân. Tính chủ quan đó là thứ khiến tác phẩm trở nên cảm động và duy nhất.

Sinh trưởng và làm việc tại Paris, Michel Cand đã xuất bản bốn ấn phẩm thơ, gồm bộ ba Bệnh vẩy nến nơi vĩnh hằng (2011, nhà xuất bản Rafael de Surtis) và ba tập sách nghệ thuật cùng những nghệ sĩ khác.

Michel Cand có nhiều bài viết trong các tạp chí văn nghệ và hợp tuyển tại Pháp, Mexico, nơi ông từng là khách mời tại các liên hoan thi ca.

Ngoài ra, ông còn là nghệ sĩ điêu khắc và là tác giả của Hãy nhanh lên người đục tượng đá (2012, nhà xuất bản Rafael de Surtis). Tác phẩm là một cuộc hòa trộn hiếm có của các thể loại thơ, lý luận nghệ thuật, tự sự, tiểu thuyết… trên chủ đề nghệ thuật điêu khắc.

ZingNews

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *