50 ý tưởng triết học: lôi cuốn và hài hước

50 ý tưởng triết học: lôi cuốn và hài hước

Hãy tưởng tượng một nhà độc ác tách bộ não của một con người và đưa vào chiếc bình đựng dưỡng chất. Đầu dây thần kinh được nối với siêu máy tính, khiến anh ta có ảo giác mọi thứ vẫn là thật.

50 ý tưởng triết học: lôi cuốn và hài hước - Ảnh 1.

Anh ta có thể không tin bộ não của mình đang trong chiếc bình, nhưng cũng không có gì đảm bảo điều đó không xảy ra?

Ben Dupré – người phụ trách mảng sách tham khảo cho trẻ em của NXB ĐH Oxford – trong nhiều năm liền đã mở đầu cuốn sách 50 ý tưởng triết học bằng một ví dụ rùng rợn như vậy. Giọng văn của ông lôi cuốn như thể đang kéo người xem vào truyện cổ Grimm với những khu rừng u ám và tiếng tru thét hoang dại vang vọng.

Ít có ai viết về như Ben Dupré, nếu gọi ông là người tổng hợp – diễn giải triết học cũng được, nhưng phải xem Ben Dupré là một cây viết đại tài.

Ví dụ ông khơi ra ở trên nằm trong cuốn Reason, Truth and History (1981) của triết gia Hilary Putnam. Thí nghiệm tư tưởng này có mầm mống từ thế kỷ 17, nhằm đẩy phương hoài nghi đến cực điểm, Descartes đã tưởng tượng có sự xuất hiện của một vị tà thần (thay vì nhà khoa học độc ác) tạo ra ảo mộng cho con người.

Đến năm 1999, ý niệm này một lần nữa kích thích công chúng qua bộ phim Matrix, khi tay hacker Neo phát hiện thế giới của nước thật ra chỉ là mô phỏng ảo do một cỗ máy tính độc ác điều khiển.

Bằng vốn liếng triết học kết hợp hiểu biết sâu rộng về điện ảnh, văn chương, Ben Dupré dẫn dắt người đọc đi qua các vấn đề triết học.

Cuốn sách mở màn bằng sự truy vấn nhận thức, chuyển cảnh sang góc độ tinh thần – thể xác, dấn thêm một bước vào đạo đức học, mở rộng các khái niệm mỹ học, tôn giáo, quyền động vật và kéo rèm bằng những tranh luận ngổn ngang về công lý xã hội. Mỗi chủ đề, tác giả lại dẫn trích các thí nghiệm nhất và liên kết chúng với thực tế.

Thế nhưng đừng vội nghĩ 50 ý tưởng triết học (ảnh) của Ben Dupré là khô khan qua lô lốc danh mục theo mô phạm.

Cách viết hài hước, tếu táo chen vào giữa các câu chuyện triết học khiến cuốn sách của ông hấp dẫn đến mức đôi lúc người xem phải lật lại bìa chỉ để tìm chữ “triết học” trên tựa đề.

Tuổi trẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *