REVIEW “CHÚ BÉ MANG PYJAMA SỌC” (John Boyne) – Chuyện kể bằng một chú bé… không mang Pyjama sọc

REVIEW “CHÚ BÉ MANG PYJAMA SỌC” (John Boyne) – Chuyện kể bằng một chú bé… không mang Pyjama sọc

“Chính xác thì đâu là sự khác nhau? Và ai là người quyết định người nào mặc bộ Pyjama sọc còn người nào mặc đồng phục?”

Trở về nhà sau một buổi học, Bruno ngạc nhiên khi nhìn thấy Maria, cô hầu gái của gia đình đang thu dọn đồ đạc của cậu, kể cả những thứ được nhét dưới tận đáy tủ vốn thuộc về riêng mình cậu. Mẹ cậu giải thích rằng cả gia đình sẽ được chuyển đi vì nhiệm vụ quan trọng của ba. Gia đình Bruno bị chuyển từ Berlin sang Ao Tuýt.

Những sự trái ngược từ căn nhà hiện tại ở vùng hẻo lánh, heo hút khiến cậu bé lên chín luôn tỏ không hài lòng. Bruno luôn tìm kiếm đồng minh từ sự bất mãn ấy của mình từ chị Maria, cả người chị gái người đối với cậu luôn là “trường hợp vô vọng”, thậm chí còn lớn tiếng hét lên với cha mình.

Vào một ngày, Bruno quyết định thực hiện hoá những bước đầu của ước mơ trở thành nhà thám hiểm, cậu đã tìm thấy một thứ về sau có thể nói là người bạn tốt nhất của cậu, Bruno phát hiện ra “chấm tròn nhỏ biến thành vết đốm rồi biến thành viên tròn rồi biến thành hình dáng rồi biến thành chú bé”, và một tình bạn đáng yêu cũng từ đó được tìm thấy. Điều bất ngờ hơn là Shmuel – Bruno có cùng ngày sinh (15/04/1934) và hai đứa nhỏ dường như giống hệt nhau, trừ chuyện Bruno có phần mập mạp hơn một tí.

Một năm trôi qua, cậu dần hài lòng với cuộc sống ở đây, duy trì thói quen ban sáng học tập, tới chiều sẽ tìm Shmuel trò chuyện và cho bạn mình đồ ăn. Lần bắt tay làm hoà sau lần hèn nhát “chối bỏ” không quen biết với Shmuel cũng là lần hai đứa đầu tiên được chạm vào nhau, hàng rào được nâng lên như một bước gần hơn xoá đi ranh giới xa ngần của hai đứa trẻ.

Ba mẹ con Burno sẽ trở về Berlin trong tuần tới. Ngày cuối cùng ở Ao Tuýt, Bruno quyết định vượt qua ranh giới và trở thành “Shmuel thứ hai” để hoà vào cuộc sống của bạn mình một ngày, giúp người bạn mình tìm thấy cha cậu. Bruno đã trông thấy những cảnh tượng đau khổ, ủ rũ của những người sống ở trại tập trung, nó trái ngược hoàn toàn với những gì cậu đã nghĩ trước đó. Bruno thay bộ Pyjama, để lại phía bên kia bộ đồ của mình, cũng để lại luôn cơ hội quay trở về Berlin không bao giờ thành nữa.

Nếu như ở “Người đua diều” câu nói khiến người đọc mãi không nguôi là “Vì cậu, cả ngàn lần rồi”. Thì chính tác phẩm này “Bạn thân nhất đời tớ” sẽ là câu khiến mọi người ngậm ngùi và xúc động nhất. Cuộc diễu hành để khai trừ những người trong trại bởi khí ngột ở căn phòng đầy ắp người, những chuyện lộn xộn xảy ra có hai đứa trẻ đang nắm chặt bàn tay nhau. Và “sau đó chẳng còn ai nghe tin tức gì về Bruno nữa”

(**) Chú giải một chút: Ao Tuýt là trại tập trung Auschwitz là một mạng lưới các trại tập trung và trại hủy diệt do Quốc xã dựng lên tại vùng lãnh thổ Ba Lan bị nước này thôn tính trong cuộc thế giới thứ hai.

Hàng rào là nơi ngăn cách giữa nhà mới của Bruno với trại giam Ao Tuýt. Bộ Pyjama sọc là bộ đồ giam giữ tù nhân của những người ở trại.

Instagram: @laskarer_22

Bạn có thể tìm mua sách tại:

TÊN SÁCH NHÃ NAM TIKI FAHASA
Chú bé mang Pyjama sọc http://bit.ly/chubemangpyjamasocNhaNam http://bit.ly/chubemangpyjamasocTK http://bit.ly/chubemangpyjamasocFHS

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *