TIỂU THUYẾT HAY VỀ SỐ PHẬN AI OÁN CỦA NGƯỜI NÔ LỆ DA MÀU

Đã hơn 150 năm trôi qua kể từ khi chế độ nô lệ da màu bị bãi bỏ tại Hoa Kỳ, nhưng những giá trị sâu sắc của các tác phẩm viết về thân phận nô lệ vẫn có sức ảnh hưởng tới độc giả khắp thế giới. Hãy cùng điểm qua ba tác phẩm xuất sắc được giới phê bình hết lời khen ngợi về chủ đề này nhé.

  1. 12 NĂM NÔ LỆ

Mười hai năm nô lệ là của Solomon Northup, một người gốc phi bị bắt làm nô lệ một cách vô cớ, chịu nhiều tủi nhục và ai oán suốt mười hai năm dưới thân phận nô lệ. Bộ phim chuyển thể cùng tên của cuốn sách đã xuất sắc đem về tới ba giải Oscar quan trọng.

Mười hai năm nô lệ có cả sự chân thật tuyệt đối cũng như một văn phong quyến rũ không ngờ. Dẫu tác giả của nó phải chịu đựng bao khổ đau, những dòng chữ ông viết ra vẫn chưa bao giờ nhuốm màu thù hận. Từ tận đáy lòng, Solomon Northup hẳn là một con người rất tin vào sự bình đẳng của con người. Và bởi chế độ nô lệ đã khuyến khích cái tàn ác trong những người da trắng tàn ác, trói buộc lòng tốt trong những người da trắng tốt bụng, nó đáng bị xoá bỏ như một tất yếu của và lương tâm.

  1. TÚP LỀU BÁC TOM

“Túp lều bác Tom là tác phẩm mạnh mẽ và trường tồn nhất từng được viết ra về chế độ nô lệ Mỹ.” – Alfred Kazin (nhà văn và nhà phê bình người Mỹ)

Những con người chịu cảnh nô lệ ấy đều là những người có phẩm giá, trung thực và dũng cảm; nhưng trong chế độ nô lệ khắc nghiệt ở Mỹ, họ không chỉ phải lao động vất vả, bị đánh đập, bị bán, bị săn đuổi, bị chia lìa người thân mà thậm chí còn không được coi là một con người.

Ra mắt độc giả vào năm 1951, bán được 300 nghìn bản sách ngay trong năm đầu tiên phát hành dù bị cấm ở các bang miền Nam và đã trở thành cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất thế kỷ XIX, Túp lều bác Tom là bản cáo trạng đanh thép về chế độ nô lệ khắc nghiệt ở Mỹ và đã góp phần không nhỏ vào công cuộc giải phóng nô lệ ở đây.

  1. YÊU DẤU

Yêu Dấu là kiểu câu chuyện sẽ bóp nghẹt rồi làm tan nát trái tim ta rất lâu trước khi đưa ra bất cứ dấu hiệu nào xoa dịu. Nhưng rồi, sau tất cả những ác nghiệt của số phận và của lòng người, sau đòn roi, sau hàm sắt, sau những thây người lủng lẳng trên cây không đầu không chân, những chuyến tàu chở nô lệ nơi người da đen ngày ngày ra đi rồi bị vứt xuống biển, Yêu Dấu vẫn là câu chuyện đẹp đẽ về sự kiên cường của tinh thần con người, về tình yêu và hy vọng, về khát vọng – khát vọng sống và tự do – mãnh liệt, bạo liệt vô cùng.

Yêu dấu giành được giải Pulitzer năm 1988, lọt vào chung khảo giải Sách Quốc Gia năm 1987, được với vai diễn chính do Oprah Winfrey thể hiện năm 1998, được xếp hạng là tiểu thuyết Mỹ hay nhất từ năm 1981 đến 2006. Năm 1993 tác giả Toni Morrison đã giành được giải Văn chương.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *