Nhã Nam xin điểm danh thêm vài tác phẩm Trung Quốc đại lục mà chúng mình đang thực hiện nhé (các tác phẩm Đài Loan sẽ có bài riêng nha). Đảm bảo có những tên tuổi gây nức lòng luôn đó các bạn ơi.
🔸 Lần đầu tiên Nhã Nam đưa Tàn Tuyết đến với các bạn!!!
Cái tên “Tàn Tuyết” dạo gần đây hẳn không còn xa lạ với những độc giả yêu văn chương nữa phải không nào? Bà được coi là đại biểu của văn học phái tiên phong, và là nữ tác gia Trung Quốc được dịch in ở nước ngoài nhiều nhất. Tác phẩm của bà được giảng dạy ở các trường Đại học Harvard, Cornell, Columbia ở Mỹ, và Đại học Chuo Tokyo, Đại học Kokugakuin Nhật Bản. Tàn Tuyết được giới văn học Mỹ và Nhật Bản nhận định là “một trong những nhà văn sáng tạo nhất trong nền văn học Trung Quốc kể từ giữa thế kỷ 20”.
Còn rất nhiều điều nữa để nói về Tàn Tuyết. Trước mắt, Nho Xanh sẽ giới thiệu tới các bạn hai tác phẩm “Những chuyện tình thế kỷ mới” (tác phẩm lọt vào sơ khảo giải thưởng Man Booker 2019) và “Phố Ngũ Hương”. Dịch giả được “chọn mặt gửi vàng” để đưa “Những chuyện tình thế kỷ mới” đến với các bạn là tiến sĩ, nhà thơ Nguyễn Thị Thúy Hạnh.
🔸 Phong Ma Yến Tước là tác phẩm mới nhất của Thái Chí Hạo, tác giả nổi tiếng trên các trang mạng tianya, qidian, được xưng tụng là “quỷ tài”, sở trường về tiểu thuyết lịch sử, trinh thám và kinh dị. Tác phẩm có đề tài đấu trí cực kỳ đặc sắc, lại qua tay dịch giả kỳ cựu Lục Hương, đảm bảo cực “ngon”, cực “đã”, không thể bỏ qua.
🔸 Một bộ tiểu thuyết cổ đại dạo gần đây rất nhiều bạn hỏi là “Trúc Thư Dao” hiện cũng sắp được hoàn thiện rồi nha. Tác phẩm lãng mạn, sâu lắng mà không kém phần hào hùng, bi tráng này sẽ do “dịch giả vạn người mê” Tố Hinh chuyển ngữ. Quá đủ lý do để ngóng đợi rồi nhỉ?
🔸 Một tác phẩm nữa Nho Xanh sắp gửi tới các bạn là “Trường An ly ca” của nhà vân Úc Phức – bộ tiểu thuyết được đặt ngang với “Trường An 12 canh giờ” của Mã Bá Dung (tác giả “Danh gia cổ vật”), đề tài phá án, bối cảnh cổ trang cung đình dưới triều Đường Thái Tông Lý Thế Dân, dịch bởi Nhượng Lê (Thoái thực ký văn, Ảo thanh chết chóc). Nếu các bạn yêu thích dạng tiểu thuyết trinh thám cung đình như “Trâm” hay từng si mê một Trung Quốc đời Đường tráng lệ và bí ẩn trong “Sa môn Không Hải”, thì nhất định đừng bỏ lỡ.