Những Tù Nhân Của Địa Lý ( Top 1 Tiki sách nghiên cứu)
“Khi chúng ta đang vươn tới những vì sao, chính bởi những thách thức đặt ra phía trước mà chúng ta có lẽ sẽ phải chung tay để ứng phó: du hành vào vũ trụ không phải với tư cách người Nga, người Trung Quốc hay người Mỹ, mà là những đại diện của nhân loại. Nhưng cho đến nay, mặc dù đã thoát khỏi sự kìm hãm của trọng lực, chúng ta vẫn đang bị giam giữ trong tâm trí của chính mình, bị giới hạn bởi sự nghi ngờ của mình về ‘kẻ khác’, và do đó bởi cuộc cạnh tranh chính yếu về tài nguyên. Phía trước chúng ta còn cả một chặng đường dài.”
Người Nga vẫn sẽ lo âu dõi mắt về phía tây, nơi có dải đất vẫn còn là bình nguyên, dễ bị xâm nhập; Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ bị cách ngăn bởi dãy Himalaya sừng sững, và địa lý sẽ xác định bản chất của những cuộc xung đột giữa hai nước trong tương lai, bất chấp sự phát triển của công nghệ và quân sự; “Đại gia đình châu Âu” đói khát năng lượng, bị phụ thuộc vào những đường ống dẫn dầu từ Nga, và do đó họ không thực sự có nhiều lựa chọn trên bàn đàm phán; sự suy yếu của Hoa Kỳ trong vị thế một siêu cường số một dường như đã bị thổi phồng quá mức, nếu xét tới những lợi thế địa lý mà nước này đã dày công gây dựng…
Và còn rất nhiều dẫn chứng cho thấy vai trò then chốt của các nhân tố địa lý trong bối cảnh chính trị hiện đại. Nhân loại đang trên đường hiện thực hóa giấc mơ vươn vào không gian. Nhưng Tim Marshall vẫn xác quyết rằng: “Các nhân tố địa lý vốn đã góp phần xác định lịch sử đa phần sẽ tiếp tục xác định tương lai của chúng ta”, và rằng: “Địa lý vẫn luôn luôn là một loại nhà tù định nghĩa một quốc gia là gì, hoặc có thể là gì, và là một nhà tù mà các nhà lãnh đạo thế giới thường phải nỗ lực để thoát ra”.
Hay nói cách khác, theo luận điểm của Tim Marshall, thì một thế kỷ nữa kể từ bây giờ, nhân loại vẫn sẽ là “những tù nhân của địa lý”.
Link đặt sách: https://bit.ly/3n17Usn
Bạn Có Thông Minh Hơn Con Tinh Tinh
Bạn có bao giờ tự cho rằng con người là loài thượng đẳng trên hành tinh Trái đất? Và thứ “chủ nghĩa loài người biệt lệ” mà nhiều người giương cao như một ngọn cờ toàn thắng, coi loài người có những phẩm chất, đặc tính mà không loài nào có được là hoàn toàn xác đáng?
Để giúp loài người “thượng đẳng” khẳng định điều này, tác giả Ben Ambridge đã đưa ra một loạt thử nghiệm mà thực chất là cuộc so tài giữa loài người và các loài động vật, từ chó nhà tới dơi, chim bồ câu, quạ, tinh tinh… Những tình huống nghe có vẻ oái oăm và những câu hỏi dường như ngớ ngẩn kiểu: loài người có tinh mắt như ong, nhớ đường giỏi như cá và thông minh hơn con tinh tinh không?
Kết quả của những thử nghiệm lạ lùng này sẽ khiến độc giả sửng sốt, và có lẽ sau giây phút bẽ bàng, hơi ngấm mùi hổ thẹn thì chúng ta sẽ thú nhận, ừm… có lẽ trong chừng mực nào đó, loài người chúng ta “thua” một số loài động vật khác.
Áo Giáp Của Iron Man Giá Bao Nhiêu? ( Top sách kinh tế học bán chạy )
Nếu như chiếc áo giáp của Iron Man trong phim Iron Man có nhiều công dụng đến vậy, thì cần bao nhiêu tiền để mua được một chiếc (nếu nó có bán trên thị trường)?
Nếu như giọng hát của nàng tiên cá trong truyện cổ Andersen hay đến vậy, thì việc nàng đánh đổi giọng hát để lấy đôi chân có phải là quyết định sáng suốt không?
Chà, quả là những câu hỏi khó! Nhưng tác giả Park Byung Ryul sẽ cho chúng ta thấy, cuộc sống là một chuỗi lựa chọn nối tiếp, và mọi lựa chọn dù lớn nhỏ, đều có lý do riêng. Và ông lý giải tất cả những lý do này dưới góc độ kinh tế học, bởi “kinh tế học là môn khoa học giúp chúng ta lý giải được lựa chọn của con người một cách hợp lý”.
Với vô số ví dụ hấp dẫn từ các tác phẩm kinh điển như: Hoàng tử bé, Romeo và Juliet, Harry Potter, đến những bộ phim đình đám như: Avenger, Chuyến tàu băng giá, Kẻ hủy diệt, tác giả giúp chúng ta hiểu rõ hơn các quy luật kinh tế vốn vẫn diễn ra trong cuộc sống hằng ngày mà thường không dễ nhận thấy, từ đó có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn.