Xa lạ trong tôi’: Bức thư tình gửi đất nước Thổ Nhĩ Kỳ của Orhan Pamuk (Washington Post)

Xa lạ trong tôi’: Bức thư tình gửi đất nước Thổ Nhĩ Kỳ của Orhan Pamuk (Washington Post)

Bài đăng trên Washington post

Adam Kirsch

 

Orhan từng nổi tiếng khi bị đưa ra tòa án vì tội “xúc phạm Thổ Nhĩ Kỳ” sau khi ông nói trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí rằng những nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ đồng nghiệp của ông đã giữ im lặng về vụ diệt chủng người Armenia. Dù đã được gỡ bỏ, các cáo buộc này là một sự xấu hổ của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ trên trường thế giới, đặc biệt là sau khi Pamuk được giải năm 2006. Nhưng sau khi đọc cuốn tiểu thuyết mới “” của Pamuk, ý nghĩ rằng ông muốn xúc phạm hoặc bôi nhọ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ của mình có vẻ đặc biệt lố bịch. Nói một cách công bằng, cuốn sách có thể được xem như một bức thư tình gửi cho đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, và hơn hết là gửi cho thành phố Istanbul.

Turkish author Orhan Pamuk won the Nobel Prize for Literature in 2006. (Ozan Kose/AFP/Getty Images)

Trong khi kể câu chuyện về Mevlut – một chàng trai nhà quê chuyển đến thành phố vào cuối những năm 1960 và dành bốn mươi năm tiếp theo để kiếm sống bằng nghề bán rong – Pamuk đã làm cho Istanbul những gì mà James Joyce đã làm cho Dublin. Ông không chỉ nắm bắt và thể hiện được diện mạo và cảm nhận của thành phố, mà cả , tín ngưỡng và truyền thống, con người và giá trị của nơi ấy. Tất nhiên, Pamuk không phải là một nhà quan sát thiếu óc phê bình. Ông hướng sự chú ý cả đến những tệ nạn mà ông coi là đặc điểm của Istanbul hiện đại, như tham nhũng chính trị và lòng tham của từng cá nhân. Nhưng vì Mevlut là một nhân vật có tính cách thuần khiết – một người Thổ Nhĩ Kỳ hết sức bình thường, vẫn giữ được sự trong sáng trong khi vượt qua mọi thể loại thử thách – có thể nói, “Xa lạ trong tôi” vẫn là một cuốn tiểu thuyết thuần khiết.

Tiêu đề cuốn sách này bắt nguồn từ những ý nghĩ của Mevlut, ở cuối sách, rằng những chuyến đi quanh Istanbul hàng đêm đã khiến anh đồng nhất bản thân với thành phố và thành phố với bản thân. “Mevlut cảm giác ánh sáng và bóng tối bên trong tâm trí anh giống như cảnh quan về đêm của thành phố. . . . Đi bộ quanh thành phố trong đêm khiến anh thấy như thể đang lang thang trong tâm trí chính mình ”. Trong những năm ở Istanbul, Mevlut đã làm vô số việc lặt vặt: bán sữa chua, kem và gà trên phố, bồi bàn ở quán cà phê và làm nhân viên điều tra cấp thấp cho công ty điện lực. Nhưng chỉ khi là một người bán boza, công việc hàng đêm của anh, Mevlut mới đại diện cho bản chất của thành phố.

Qua lời kể của Pamuk độc giả được biết, boza là thức uống thời xưa của Thổ Nhĩ Kỳ, một kiểu đồ uống đặc làm từ lúa mì lên men, nó đã được bán rong trên đường phố trong nhiều thế hệ. Đồ uống này phổ biến vào thời Ottoman vì nó mang đến cho những người Hồi giáo ngoan đạo, những người không được uống rượu vang hoặc rượu mạnh, một cách để say trong khi vẫn được xã hội chấp nhận. Khi Mevlut đến Istanbul, boza đã không còn phổ biến nữa; ở nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, đã thế tục hóa, hầu như mọi người đều uống rượu raki. Nhưng khi nghe thấy tiếng rao đặc biệt của Mevlut, người ta sẽ lại thấy hoài niệm và mua một cốc vì nhớ lại quá khứ, một cốc boza với đậu gà và quế, như trong truyền thống.

(Một người bán Boza ở istanbul, tranh của midjourney)

Bằng cách này, boza như là một phép ẩn dụ hoàn hảo cho cacs chủ đề chính mà Pamuk muốn thể hiện: truyền thống và hiện đại, việc tuân theo giới luận và thói đạo đức giả. Thành phố Istanbul mà Mevlut sinh sống là một thành phố đang phát triển mạnh mẽ, dân số tăng từ 3 triệu lên 13 triệu người chỉ trong vài thập kỷ. Điều này tạo cho thành phố một bầu không khí mang hơi hướm của miền Tây hoang dã, nơi mà nền đạo đức cổ điển và các thứ khác thường bị gạt sang một bên. Ví dụ, Pamuk nói về một quy trình không hoàn toàn hợp , trong đó những người nhập cư mới sẽ đặt cọc mua các lô đất ở ngoại ô, sau đó bán chúng cho các nhà phát triển khi thành phố mở rộng. Kết quả là các công trình xây dựng lộn xộn, nguy hiểm và gian lận tràn lan, nhưng đó cũng là một kiểu thịnh vượng và tăng trưởng.

Pamuk thể hiện sự va chạm của những giá trị cũ và mới một cách sống động nhất trong tình dục và tình yêu. Sự việc định hình toàn bộ cuộc đời của Mevlut diễn ra tại một đám cưới, anh nhìn trộm một cô gái trẻ có đôi mắt đẹp và phải lòng cô ngay lập tức. Vì anh không thể tưởng tượng mình sẽ nói chuyện được với cô ở giữa chốn đông người, Mevlut chỉ có thể lén lút nhờ anh họ của anh là Süleyman gửi những bức thư tình đến cô. Như Pamuk viết trong một đoạn khá hài hước, anh hoàn toàn không biết gì về cô gái, vì vậy tất cả thư của anh rốt cuộc chỉ là về đôi mắt cô: “Đôi mắt em như những mũi tên găm vào tim tôi và giam tôi lại,” vân vân. Sau vài năm thư từ như thế, cô gái đồng ý bỏ trốn với anh. Nhưng độc giả sẽ sớm nhận ra, mọi thứ không diễn ra như kế hoạch của Mevlut, mà sẽ là một tình huống phức tạp để rồic định hướng cả cuộc đời anh.

Tuy nhiên, Mevlut cũng được bồi thường bằng cách này hay cách khác. Mặc dù trong cuộc sống có rất ít điều diễn ra theo cách anh muốn, nhưng anh vẫn là một người đàn ông đáng ghanh tị, vì sự thanh thản bên trong và ý thức sâu sắc của anh về vị thế của mình. Qua góc nhìn của Mevlut, Pamuk tả lại những chính trong Thổ Nhĩ Kỳ nửa thế kỷ qua: các cuộc đảo chính, xung đột giữa người Thổ và người Kurd, động đất, thậm chí cả cái nhìn của một người Thổ Nhĩ Kỳ về vụ 11/9. Mevlut vẫn ở bên lề của tất cả những sự kiện này; như một tiểu thuyết gia, một người bán rong nhìn cuộc sống từ bên ngoài. Nhưng điều đó cho phép anh nhìn thấy cuộc sống sống động và nên hơn hầu hết mọi người. Điều này làm cho “Xa lạ trong tôi” trở thành một trong những tiểu thuyết dễ đọc nhất của Pamuk và là cuốn sách lý tưởng để bắt đầu đối với những độc giả muốn tìm hiểu về ông.

 

Adam Kirsch là một tác giả, cuốn sách gần đây nhất của anh là “Emblems of the Passing World: Poems After Photographs by August Sander.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *