ĐÂU CẦN PHẢI KHÓC MỚI LÀ TRẦM CẢM

Nếu bạn có 1000 người bạn Facebook thì trong năm qua, 70 người trong số đó mắc trầm cảm.

Nó phổ biến đến vậy đấy.

Trong cả một đời người, cứ từ năm tới sáu người thì sẽ có một người bị trầm cảm tới thăm. Không có sự khác biệt nhiều giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển – đây không phải là một căn bệnh đặc thù của những xã hội hiện đại và giàu có.

ĐỪNG LẦM TƯỞNG TRIỆU CHỨNG CỦA TRẦM CẢM PHẢI LÀ BUỒN RẦU

Từ thời Hy Lạp cổ đại, người ta đã biết tới những biểu hiện của “melancholia”, hay u sầu, căn bệnh mà ngày nay ta gọi là trầm cảm. Bảy trăm năm sau, Areteaus – một trong những thầy thuốc quan trọng khác của Hy Lạp cổ đại đã mô tả người bệnh “buồn bã, suy sụp, gầy gò bởi lo lắng và mất ngủ”.

Bởi những biểu hiện về cảm xúc là yếu tố khiến ta chú ý nhất, nên ta quen gọi trầm cảm là một rối loạn tâm trạng hay rối loạn cảm xúc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, triệu chứng chính của bệnh lại không thể hiện qua cảm xúc buồn bã hay bất hạnh, mà liên quan tới trạng thái tinh thần như lo lắng hay tuyệt vọng. Hay nó thể hiện qua sự thay đổi trong cái nhìn và thái độ về bản thân và về cuộc sống, người bệnh thấy mình vô dụng, vô giá trị, mọi thứ thì vô nghĩa, khiến họ không còn theo đuổi bất cứ mục đích hay mối quan tâm nào.

Những câu chuyện trong “Đại dương đen” của Đặng Hoàng Giang nói với chúng ta nhiều điều, nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là trầm cảm xuất hiện ở mọi nơi, trong mọi gia đình.

Nó không chỉ óc ở trong giới trẻ, “vì chúng vốn thất thường trong cảm xúc”. Không chỉ ở người học hành cao, “vì họ suy nghĩ quá nhiều”. Không chỉ ở trong giới văn nghệ sĩ, “vì họ quá nhạy cảm”. Không chỉ ở người có đầy đủ, “bởi người nghèo lo kiếm sống thì lấy đau ra thời gian mà trầm cảm”.

Là tiếng nói chia sẻ hiếm hoi với thế giới của người trầm cảm, là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, “Đại dương đen đồng thời là công trình giáo dục , cung cấp kiến thức căn bản về trầm cảm, hình hài nó thế nào, nó từ đâu tới, nó có thể phá hủy ra sao, có những phương thức trị liệu nào, và mỗi chúng ta có thể làm gì để những người không may mắn được sống an hòa với nhân phẩm của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *