Review: Xa lạ trong tôi của Orhan Pamuk | Dwight Garner (NY TIMES)

Review: Xa lạ trong tôi của Orhan Pamuk | Dwight Garner (NY TIMES)

Bài đã đăng trên New York TImes

Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có một từ mang nghĩa nghĩa nỗi u sầu, đó là huzun, và các tác phẩm của Orhan thấm đẫm trong huzun. Trừ một số nghệ sĩ nhạc jazz đặc biệt, rất ít nghệ sĩ gợi ra được nỗi buồn ngọt ngào dai dẳng như thế.

Orhan Pamuk, nhà văn đoạt giải năm 2006, đã tìm cách thể hiện “nỗi u sầu của cả một thành phố” trong cuốn sách phi hư cấu của mình “Istanbul: Hồi ức về một thành phố”. Cuốn tiểu thuyết mới của ông cũng theo đuổi điều tương tự.

Orhan Pamuk, author of “A Strangeness in My Mind.”Credit…Hakan Ezilemz/Yapi Kredi Culture, Arts & Publishing Archive

”, tiểu thuyết đầu tiên của Pamuk kể từ sau “Bảo tàng ngây ”, là một bộ sử thi nhỏ về cuộc sống ở Istanbul trong nửa thế kỷ qua. Nó lơ lửng trên một tấm đệm huzun, giống như miếng puck của môn air-hockey lơ lửng phía trên bàn thi đấu vậy.

Điều đầu tiên cần biết về “Xa lạ trong tôi” là nó được đặt ngang hàng với “A Confederacy of Dunces[1]” như một tiểu thuyết có nội dung chính về đồ ăn đường phố. Nhân vật chính là Mevlut Karatas, một người bán hàng rong đi khắp các khu phố của Istanbul vào ban đêm và rao: “Booo-zaaaaa. Booo-zaaa ngon đây. ”

 

Boza là một loại đồ uống lên men cổ truyền được làm từ lúa mì ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nó có màu hơi vàng và đặc, thường được bỏ thêm quế và đậu gà rang. Boza có nồng độ cồn thấp – thấp đến mức, như một nhân vật nhận xét, đó là “thứ ai đó đã phát minh ra để người Hồi giáo có thể uống rượu.”

“A Strangeness in My Mind” written by Orhan Pamuk and translated by Ekin Oklap. Credit…Sonny Figueroa/The New York Times

Pamuk nêu lên rằng, những người bán Boza hầu như đã biến mất khỏi Istanbul. Vào những năm 1960 và 70, Mevlut là một trong những người cuối cùng. Tiếng rao của anh cũng toát lên mùi huzun. Một người khách nói, “Anh có giọng nói đáng yêu, giống như giọng vị giáo sĩ báo giờ ấy.” Mevlut trả lời, “Chính cảm xúc trong giọng của người bán là thứ thực sự khiến boza bán được.”

“Xa lạ trong tôi” không đơn thuần chỉ là chuyện của Mevlut. Cuốn tiểu thuyết này kể, thông qua nhiều góc nhìn khác nhau, về cuộc sống của một dàn nhân vật phức tạp và thường rất hài hước. Hầu hết đều là thành viên của đại gia đình Mevlut.Tất cả những giọng kể ấy dường như là chen lẫn nhau để được cất tiếng.

Họ đến Istanbul từ những ngôi làng nghèo ở miền Trung Anatolia. Họ chuyển đến những ngôi nhà cũ nát ở ngoại ô thành phố trước khi chúng bị quá trình hiện đại hóa cào xé thành những tòa nhà chung cư cao ngất và khiến người ta mất phương hướng. Qua những người này, Pamuk chỉ ra dòng chảy của nhiều thế hệ người nhập cư tràn trề hy vọng vào thành phố đông đúc.

Đề tài chính trong các tác phẩm của Pamuk, được gợi ra một cách mạnh mẽ trong cuốn tiểu thuyết kỳ lạ “Tuyết”, là sự đứt gãy về tinh thần – những mảnh đời sống giữa sự cạnh tranh của các giá trị phương Tây và phương Đông, giữa sự nghi ngờ thế tục và niềm tin tôn giáo.

 

Điều đó cũng đúng trong cuốn sách này. Vào những thời điểm nỗ lực nhất định, Mevlut được hướng tới một sự gắn bó sâu sắc hơn với Hồi giáo. Nhưng “Xa lạ trong tôi” chỉ đưa chủ đề này vào một cách nhẹ nhàng. Cuốn sách là một bài ca về sự hỗn loạn về vật chất và tinh thần của cuộc sống, chứ không phải về sự hài hòa mà đức tin áp đặt.

 

Rất nhiều chuyện đã xảy ra trong “Xa lạ trong tôi.” Những sự ra đời đúng thời điểm và những cái chết không đúng lúc, những mối thù và sự lừa gạt, số lượng nhiều đến khiến người đọc phải đau lòng. Trọng tâm của cuốn sách là một chuyện tình đặc biệt.

Mevlut bị lừa để bỏ trốn với cô gái không phải người anh yêu mà là người chị kém hấp dẫn hơn của cô. Nhưng rốt cuộc, cuộc hôn nhân của họ cũng hạnh phúc, dù hai người chưa bao giờ thoát khỏi cảnh nghèo khó.

 

Có rất nhiều điều để ca ngợi trong “Xa lạ trong tôi.”, mà tôi sẽ nói sau. Điều đầu tiên cần phải nói về cuốn tiểu thuyết đáng yêu này là, giống như boza, độ cồn của nó không cao lắm. Dài gần 600 trang, nó dài như một bản sử thi nhưng không có tác động như thế. Và giống như boza, nó để lại một màng mỏng trên môi bạn.

 

Nỗi u sầu là cảm xúc khó duy trì; nếu kéo dài, nó sẽ bị nghẽn lại. Khi đọc cuốn sách này, tôi nhớ đến một đoạn trong cuốn sách phi hư cấu của Elif Batuman, “The Possessed” (2010). Batuman, một nhà văn có cha mẹ người Thổ Nhĩ Kỳ, đã mô tả việc người Thổ Nhĩ Kỳ đọc tiểu thuyết ít thế nào, và nhà văn Pamuk u sầu có vẻ hơi đau khổ khi viết văn thế nào.

Batuman  viết về cuốn sách “The Black Book (Cuốn sách đen)” của Pamuk như thế này: “Cuốn sách viết về một người đàn ông đã để mất một người đàn bà tên là‘ Dream '. Anh này đi bộ quanh các đường phố của Istanbul và gọi:‘ Dream! Dream!' Tôi nhớ mình đã đọc đoạn này này trên một chuyến xe buýt ở Thổ Nhĩ Kỳ và cảm thấy thực sự chán chường từ đáy lòng.”

 

Tôi không thấy thực sự chán chường từ đáy lòng khi đọc “Xa lạ trong tôi”. Nhưng tôi lật giở các trang sách với sự quan tâm vì phép lịch sự hơn là mong muốn thực sự. Cuốn tiểu thuyết này có quá nhiều đoạn gợi nhắc đến tiêu đề của nó, chính sự xa lạ trong tâm trí Mevlut, và đây là điểm tôi không thích ở nó. “Sự xa lạ” này không quá lạ; nó dường như chỉ là một biến thể của cái huzun đã thành thương hiệu của Pamuk.

Orhan Pamuk vẫn là một nhà văn có thể dự đoán. Một trong những tài năng tuyệt vời của ông là hòa trộn một khối lượng lớn các nghiên cứu về nhiều chủ đề, thành một thứ văn xuôi tỉnh táo, nhân văn, đáng tin cậy. Một ví dụ tiêu biểu: những đoạn ông viết về người bán hàng rong.

 

Ông gợi nhắc “những năm tháng hoàng kim của ẩm thực đường phố phong cách Ottoman”. Ông mô tả chi tiết nhiều món ăn, từ vẹm nhồi, đầu cừu đến gan áp chảo. Qua đó, chúng ta học được của những người bán đồ ăn này. Chúng ta chứng kiến ​​họ đương đầu với những quy định khó hiểu, những khách hàng phải gió, và cả những con chó xấu tính.

 

Pamuk là một nhà văn tinh tế khi viết về các tầng lớp xã hội. Khi các món như gà với đậu gà và cơm, được các nhân viên văn phòng ăn bên ngoài bằng dao dĩa nhựa, chúng liền bắt đầu bị coi là thức ăn của người nghèo, và doanh thu sụt giảm.

 

Mevlut là một trong những người bán hàng như thế. Vào ban đêm, anh bán rong boza. Ban ngày, anh bán bất cứ thứ gì có thể. Vợ anh, người giúp chuẩn bị thức ăn, tự mô tả mình là “bếp trưởng của một nhà hàng ba bánh.”

 

Sự hài hước trong cuốn sách này, đã được Ekin Oklap chuyển dịch một cách sáng suốt, trôi chảy tự nhiên. Những người kể chuyện xen ngang và mâu thuẫn với nhau như thể họ đang nói chuyện trong một bộ phim thời kỳ đầu của Spike Lee.

Một người phụ nữ nhận xét về lợi ích của việc để sàn bẩn: “Phải mất một tháng tôi mới nhận ra rằng càng quét sàn thì trần càng cao”. Mevlut, một người yêu phim ảnh, nhận xét về mặt trái của phim Mỹ và Châu Âu: “Ta chẳng bao giờ biết ai là người tốt và ai mới là kẻ xấu”.

 

Tuy nhiên, “Xa lạ trong tôi” thiếu những tác động đến tận sâu vào tâm trí như những tiểu thuyết hay nhất của Pamuk, đặc biệt là “Tuyết” và “Tên tôi là Đỏ”.Nỗi u sầu trong cuốn sách khiến nó trở nên đáng yêu. Bạn có thể nhận xét về cuốn sách bằng những lời một nhân vật khác nói về Mevlut: “Anh ấy hơi lập dị, nhưng anh ấy có một trái tim vàng”.

[1] https://en.wikipedia.org/wiki/A_Confederacy_of_Dunces

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *