‘Trong khi chờ đợi Godot’ – kiệt tác của thể loại kịch phi lý

‘Trong khi chờ đợi Godot’ – kiệt tác của thể loại kịch phi lý

Samuel Beckett là nhà viết kịch, nhà văn, nhà người Ireland. Ông từng giành giải Nobel năm 1969. “Trong khi chờ đợi Godot” được xem là kiệt tác của Samuel.

Trong khi chờ đợi Godot là tác phẩm thuộc thể loại kịch phi lý của Samuel Beckett, người từng giành giải Nobel năm 1969. Nhân dịp ra mắt bản dịch tác phẩm, một cuộc tọa đàm được tổ chức tối 25/3 tại Trung tâm tại Hà Nội L’espace.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả Nguyễn Quyên – tiến sĩ Văn học; Nguyễn Vũ Hưng – giảng viên Văn học, Đại học Quốc gia TP.HCM và Trần Trung Quân – biên tập viên cuốn sách.

trong khi cho doi Godot anh 1
Tiến sĩ Văn học Nguyễn Quyên và biên tập viên Trần Trung Quân giao lưu với khán giả, trong khi ông Nguyễn Vũ Hưng tham gia chương trình qua mạng Internet, do đang ở Pháp. Ảnh: Miri.

“Tác phẩm để đời”

Kịch phi lý còn được gọi là “phản kịch”, do nó từ bỏ cốt lõi của kịch truyền thống: Không xây dựng tính cách nhân vật, không hành động, không xung đột, không có thắt nút hay cởi nút, cốt truyện hầu như không có gì, lời thoại cũng mơ hồ, dông dài.

Trong khi chờ đợi Godot được viết năm 1948 nhưng tới 1951 mới được xuất bản. Hai năm sau, 3/1/1953, tác phẩm được công diễn lần đầu tiên tại Nhà hát Babylone, Paris, Pháp. Ngay lập tức, nó tạo ra tiếng vang lớn và đưa tên tuổi của Samuel Beckett đến với công chúng.

Không lâu sau đó, vở kịch được dịch và diễn trên khắp thế giới. Tuy nổi tiếng như vậy, Trong khi chờ đợi Godot vẫn được xem là tác phẩm khó hiểu và kén người đọc.

Tác phẩm xoay quanh một tình huống phi lý giữa hai người đàn ông đang cùng chờ đợi Godot nhưng không ai biết được nguyên nhân, kết quả. Cũng chẳng có xung đột gì giữa Vladimir và Estragon khi họ chờ đợi Godot. Kịch kết thúc, Godot vẫn không đến. Godot là ai? Chờ Godot để làm gì? Tại sao Godot không đến?

Tất cả điều này đều không được lý giải. Tính cách nhân vật không được xây dựng rõ ràng, trong khi các hành động đều có phần cường điệu, lố bịch, vô nghĩa, thoại có lúc dông dài, có lúc cộc lốc.

Kể từ khi Trong khi chờ đợi Godot ra đời, người ta chú ý rất nhiều đến hành động chờ đợi, rồi cũng đã tranh cãi rất nhiều về nhân vật chưa từng xuất hiện – Godot.

Thực tế, chính nhân vật này là điểm quan trọng của tác phẩm, mở ra nhiều cách diễn giải cũng như các tầng ý nghĩa khác nhau cho cuốn tiểu thuyết.

trong khi cho doi Godot anh 2
Trong khi chờ đợi Godot đã được dịch và diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Riverdalepress.

Phong cách của nhà văn Ireland

Trong buổi tọa đàm, Nguyễn Quyên, tiến sĩ Văn học, có những giới thiếu ngắn gọn về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Samuel Beckett.

Theo bà Quyên, Beckett có mối quan hệ thân thiết và cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng của nhà văn đồng hương – James Joyce (tác giả cuốn tiểu thuyết  Ulysses).

Samuel Beckett dành một sự ngưỡng mộ lớn đối với James Joyce – người đã giúp đỡ ông rất nhiều, cả về cuộc sống lẫn văn chương. Tuy nhiên, tác giả của Trong khi chờ đợi Godot luôn cố gắng tạo ra sản phẩm đủ tầm để vượt qua cái bóng của thần tượng.

trong khi cho doi Godot anh 3
Trong khi chờ đợi Godot được xem là tác phẩm để đời của Samuel Beckett. Ảnh: .

Bên cạnh đó, Nguyễn Vũ Hưng, giảng viên Văn học, Đại học Quốc gia TP.HCM, người có rất nhiều nghiên cứu về Samuel Beckett, cho biết mặc dù Beckett rất nổi tiếng với thể loại kịch phi lý nhưng bản thân ông lại từ chối điều này. Để hiểu được điều đó, chúng ta phải nhìn lại toàn bộ sự nghiệp của Beckett, cũng như thái độ của ông đối với triết học.

“Chữ ‘phi lý’ có nguồn gốc từ triết học hiện sinh. Đối với Beckett, trong toàn bộ sự nghiệp của mình, ông tìm hiểu kỹ về triết học nhưng lại luôn giữ một khoảng cách thận trọng với triết học. Và trong các tác phẩm của mình, Beckett luôn sử dụng triết học như thứ để giễu nhại trong đó”, vị giảng viên nói.

Ông Nguyễn Vũ Hưng cũng nói thêm: “Các nhà phê bình rất quan tâm và chia sẻ về buổi phỏng vấn của Beckett với một nhà báo người . Trong đó, nhà báo có đặt câu hỏi đối với Samuel Beckett rằng tại sao ông lại thay đổi sáng tác từ tiếng Anh sang tiếng Pháp?”.

Beckett trả lời rằng việc sáng tác bằng tiếng Pháp cho ông thứ ngôn ngữ “không có phong cách”.

Cụm từ “không có phong cách” ở đây được hiểu theo một cách sâu xa hơn. Khi Beckett viết bằng tiếng Anh, bất cứ từ nào mà ông viết ra luôn khiến Beckett có cảm giác từ ấy thuộc về phong cách của một nhà văn khác chứ không phải là của ông.

Có thể hiểu rằng Beckett quan tâm nhiều tới của từ và những gì từ có thể mang theo trong nó. Cho nên, ông sử dụng tiếng Pháp, ngoại ngữ học được sau này, để sáng tác mà không chịu ảnh hưởng từ phong cách nào.

Thời gian đầu, giới phê bình tỏ ra hài lòng với câu trả lời đó. Tuy nhiên, càng nghiên cứu sâu hơn về Beckett, họ càng nhận ra rằng các dự án của Beckett không đơn giản là ưu tiên tiếng Pháp, mà đó là những dự án song song.

Với Trong khi chờ đợi Godot, tác phẩm có hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Pháp. Nhưng chúng hoàn toàn không phải bản dịch của nhau mà Beckett đã viết câu chuyện này hai lần bằng hai ngôn ngữ.

Hệ quả của điều này là cho phép độc giả cảm nhận được tính trung lập của các tác phẩm, giúp cho nó không thuộc về bất kỳ nơi nào, phong cách nào cụ thể. Đây cũng là phong cách thường thấy trong các tác phẩm của Samuel Beckett.

Ông luôn cố gắng tạo ra những tác phẩm trung lập, độc đáo với nhiều tầng ý nghĩa phức tạp được che giấu bởi những rào cản được chính Beckett tạo ra.

ZingNews

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *