Một vài tác phẩm văn học kinh điển nổi bật do Nhã Nam phát hành

Một vài tác phẩm văn học kinh điển nổi bật do Nhã Nam phát hành

Phần lớn các tác phẩm kinh điển đều không dễ đọc, nhưng với những yếu tố: tiêu biểu, tầm ảnh hưởng sâu rộng và có giá trị vượt thời đại, chúng vẫn luôn là những tác phẩm “mẫu mực” trên kệ sách của nhiều độc giả trên thế giới.

 

Cùng điểm qua một vài tác phẩm văn học kinh điển nổi bật do Nhã Nam phát hành và đều đang được giảm sâu tại https://ti.ki/dtI1wTyJ/DONKHO

 

📚 TRĂM NĂM CÔ ĐƠN

 

Gabriel Garcia Marquez bắt đầu những dòng đầu tiên cho “Trăm năm cô đơn” khi đã gần 40 tuổi. Trước đó, cùng với nỗi lo sợ thất bại mà ông e ngại không dám đặt bút viết thêm được một tác phẩm nào, có lẽ ông cũng chẳng thể ngờ được, cuốn tiểu thuyết mà ông chỉ bất chợt nảy ra ý tưởng cho nó khi đang trên đường lái xe đi nghỉ mát với gia đình lại gây được tiếng vang lớn và trở thành một trong những cuốn sách vĩ đại nhất trên thế giới.

 

Cho đến nay, tác phẩm đã chuyển dịch qua hơn 30 trên thế giới, được trao tặng giải Chianchiano của Ý, được công nhận là cuốn nhất trong năm và được giới phê bình đánh giá là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong thập niên 1960.

 

📚 GIẾT CON CHIM NHẠI

 

Cho dù được kể dưới góc nhìn của một cô bé, cuốn sách Giết con chim nhại không né tránh bất kỳ vấn đề nào, gai góc hay lớn lao, sâu xa hay phức tạp: nạn phân biệt chủng tộc, những định kiến khắt khe, sự trọng nam khinh nữ… Góc nhìn trẻ là một dấu ấn đậm nét và cũng là đặc sắc. Trong sáng, hồn nhiên và đầy cảm xúc, những câu chuyện tưởng như chẳng có gì to tát gieo vào người đọc hạt mầm yêu thương.

 

Cuốn tiểu thuyết được xuất bản vào năm 1960 và đã giành được giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1961. Gần 50 năm từ ngày đầu ra mắt, “Giết con chim nhại”, tác phẩm đầu tay và cũng là cuối cùng của nữ nhà văn Mỹ Harper Lee vẫn đầy sức hút với độc giả ở nhiều lứa tuổi.

 

📚 BÀ BOVARY

 

Gustave Flaubert là một trong những cái tên tiêu biểu của văn học hiện thực Pháp thế kỷ 19. Tác phẩm “Bà Bovary” của ông được xuất bản năm 1856 không chỉ thể hiện những bế tắc của đời sống con người, mà qua đó còn cho thấy xã hội tư sản Pháp lúc bấy giờ với những thực tại nghiệt ngã và những mối quan hệ tính toán, lọc lừa.

 

Nhưng không chỉ có vậy, cuốn tiểu thuyết còn cất lên tiếng nói phản kháng của cá nhân chống lại những quy tắc xã hội và đạo đức của thế giới tư sản chật hẹp và giả dối, đồng thời miêu tả quá trình tan vỡ của những thơ mộng mà cá nhân khao khát hạnh phúc đặt vào cái thực tại tầm thường và hèn kém của cuộc sống hằng ngày.

 

Khi tác phẩm vừa xuất bản lần đầu tiên, Gustave Flaubert phải đối mặt với những phản ứng gay gắt của dư luận và luật pháp. Ông đã nói với vị luật sư bào chữa cho mình rằng: “Bà Bovary, chính là tôi. Để cứu tôi, thì ông đã giết chết tác phẩm của tôi…”.

 

📚 ĐỒI GIÓ HÚ

 

Cả đời Emily Bronte chỉ viết một cuốn sách duy nhất. Và nó khiến bà trở thành một nhà văn được nhớ đến ngang hàng những nhà văn quan trọng cùng thời khác. Điều đó kỳ lạ hệt như tác phẩm của bà.

 

Viết về một đề tài đã trở thành trong văn chương, Emily Bronte vẫn có cách khiến tác phẩm của mình trở thành duy nhất và trường tồn mãi với thời gian. Tình yêu giữa Heathcliff và Catherine, tình yêu giữa Catherine và Linton – chúng như hai mảng màu đối lập. Một thẳm đen giá lạnh với dữ dội tình yêu xen lẫn tăm tối hận thù. “Tình yêu của em đối với Linton giống như cây trong rừng, thời gian sẽ làm nó thay đổi, em biết thế, như mùa đông làm cây thay đổi. Còn tình yêu của em đối với Heathcliff thì tựa như những tảng đá vĩnh cửu bên dưới, một nguồn vui chẳng mấy biểu lộ nhưng cần thiết.” Chúng tạo nên một “Đồi gió hú” có sức bóp nghẹt trái tim độc giả bao thế hệ.

 

📚 KẺ NGOẠI CUỘC

 

29 tuổi, Albert Carmus ghi dấu bước chân đầu tiên trên văn đàn bằng hai câu văn ngắn gọn. Hào quang đến với ông ngay sau đó và cho tới giờ dường như chưa khi nào lụi tắt. Câu chuyện về Meursault, một kẻ không bao giờ tự tra vấn mình, một kẻ dửng dưng, đứng ngoài những tập tục, lề thói của xã hội, một “kẻ ngoại cuộc”, ngay từ khi ra mắt đã (và sẽ còn) làm dấy lên bao cuộc tranh luận về tính phi lý, chủ đề cái chết cùng những tranh cãi không ngừng ở các lĩnh vực từ chính trị, học cho tới tâm thần học.

 

Với hơn 7 triệu bản in đã tiêu thụ chỉ riêng ở Pháp, cùng hàng trăm triệu bản in bằng hơn 60 thứ tiếng khác, Kẻ ngoại cuộc là một trong ba tác phẩm Pháp ngữ được đọc nhiều nhất trên toàn thế giới. Tác phẩm cũng đã nhiều lần được chuyển thể sang phim, kịch, truyện tranh… và là một trong những dấu ấn quan trọng giúp Albert Camus được trao giải Văn học năm 1957.

38 Replies to “Một vài tác phẩm văn học kinh điển nổi bật do Nhã Nam phát hành”

  1. Mình thích quyển Giết con chim nhại. Một quyển sách mà mình mượn rồi lại trả, mượn rồi lại trả khi phần đầu mình đọc hơi rối và khó đọng lại gì, nhưng quả là một quyết định sáng suốt khi cố gắng đọc hết vì những phần về sau rất cuốn hút và ý nghĩa.

  2. Em rất ấn tượng với cuốn “Trăm năm cô đơn ” luôn ạ. Thực sự rất muốn tìm hiểu về tác giả và cuốn sách

  3. Em thật sự ấn tượng với nội dung sâu sắc của ” Giết con chim nhại ” ạ . Cảm ơn Nhã Nam🥰

  4. Em cực thích cuốn trăm năm cô đơn, cuốn sách làm em có rất nhiều điều để suy ngẫm và thực sự rất ý nghĩa

  5. Mình thích quyển Giết con chim nhại. Thật sự ấn tượng với nội dung sâu sắc của tác phẩm

  6. Đồi gió hú là một cuốn tác phẩm kinh điển trong nền văn học thế giới cũng như trong lòng em ạ

  7. Mình có tầm 5-6 quyển Nhã Nam rồi. Cảm thấy Nhã Nam lựa chọn tác phẩm và xuất bản siêu đỉnh. Mình muốn quyển đồi gió hú lắm. Cảm ơn Nhã Nam nhiều. Chúc Nhã Nam nhiều sức khỏe nhé

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *