Trong Thần thoại Bắc Âu, Neil Gaiman sẽ dẫn dắt độc giả đi từ thuở sơ khai, khi chỉ có thế giới sương mù và thế giới lửa cho tới lúc các các vị thần đầu tiên được sinh ra, Trái Đất được hình thành và con người xuất hiện. Chúng ta sẽ được nghe kể về thần Odin – vị thần đứng đầu và nhiều tuổi nhất, về thần Thor hùng mạnh luôn cầm trên tay cây búa Mjollnir mạnh mẽ, về Loki – một nhân vật phức tạp, là kẻ giúp các vị thần ra khỏi rắc rối nhưng cũng là kẻ đem rắc rối lại cho họ. Và hơn nữa, độc giả sẽ được Neul Gaiman dẫn qua cửu giới hay vùng đất của các tên khổng lồ và những người lùn. Và đặc biệt chúng ta sẽ biết về tận thế Ragnarok – hoàng hôn của các vị thần, là tàn cuộc, là nơi các vị thần ngã xuống.
Điểm sáng nổi bật của Thần thoại Bắc Âu ngoài câu chuyện về các vị thần phải nói tới giọng kể hấp dẫn và đan xen cả sự hài hước của Neil Gaiman. Tớ thật sự rất thích ngôn từ của Neil Gaiman và cách dùng câu chữ thực sự linh hoạt và lôi cuốn của vị tác giả tài hoa này luôn ấy, ngôn từ chẳng phải hoa mĩ hay văn thơ bay bổng gì mà cuốn hút thực sự, đỉnh hết nấc. Vì thế mà tớ chỉ tiêu tốn vài ba tiếng trong duy nhất một buổi chiều để quẩy xong cuốn Thần thoại Bắc Âu thôi á trời.
Quả thực, nếu đem Thần thoại Bắc Âu của Neil Gaiman và Thần thoại Bắc Âu bản truyện tranh lên bàn cân thì mỗi truyện lại hay theo kiểu khác nhau. Tuy nhiên, tớ vẫn thích bản truyện tranh ngày xưa nhỉnh hơn một tí tị tì ti, chắc do cả tuổi thơ gắn liền với bộ truyện tranh ấy hehe.