[EDITOR’S CHOICE] 5 CUỐN SÁCH VĂN HỌC HÀN QUỐC CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT NHƯNG RẤT ĐÁNG TÌM ĐỌC

Nếu như điện ảnh, truyền hình và âm nhạc là lớp sóng cuộn nổi bề mặt của đại chúng thì chính là dòng chảy ngầm âm ỉ bên dưới, không ồ ạt và nổi bật bằng nhưng đầy tiềm năng, ẩn chứa nhiều bất ngờ thú vị nếu bạn kiên nhẫn khám phá.

Văn học Hàn Quốc không chỉ giới hạn trong những cuốn tiểu thuyết về tình cảm gia đình nổi tiếng như Hãy chăm sóc mẹ, Bố con cá gai, Những tháng năm rực rỡ… đã lấy nước mắt, chiếm cảm tình của không ít độc giả Việt, mà còn sở hữu rất nhiều tác phẩm chịu khó khai thác những đề tài gai góc và thể nghiệm lối biểu đạt mới mẻ.

xin giới thiệu tới các bạn 5 cuốn văn học Hàn Quốc tuy có thể hơi ít tiếng nhưng không hề ít miếng sau đây:

✍🏼 BẢN CHẤT CỦA NGƯỜI  – Han Kang

Nổi danh quốc tế sau khi đạt giải Man Booker với Người ăn chay nhưng ở quê nhà, Han Kang lại thực sự khẳng định được tên tuổi với Bản chất của người – lấy Phong trào dân chủ Gwangju (1980) làm bối cảnh, đầy sức nặng và ám ảnh.

Bằng thủ liên tục thay đổi góc kể, ngôi kể và gập gãy thời gian tuyến tính, Han Kang vẽ nên bức tranh toàn cảnh, đa diện, đa chiều về lớn nhất trong lịch sử đấu tranh dân chủ của Hàn Quốc. Nếu bạn đã từng xem và ấn tượng bởi phim truyền hình Tuổi trẻ của tháng Năm (2021) hoặc các phim điện ảnh như Tài xế taxi (2017), 1987: Ngày định mệnh (2017) thì rất nên đọc thêm Bản chất của người, để hiểu sâu hơn bối cảnh lịch sử cũng như ý nghĩa của các phong trào dân chủ đối với người dân Hàn Quốc, đặc biệt là giới học sinh sinh viên.

🕳️🚶 HỐ ĐEN SÂU THẲM – Pyun Hye-young

Một cuốn kinh dị hấp dẫn giành giải Shirley Jackson Award năm 2017 (giải thưởng dành cho tiểu thuyết kinh dị rùng rợn) của Pyun Hye-young, tác giả từng gây ấn tượng với độc giả qua Tro tàn sắc đỏ.

Lần này, thay vì kiếm tìm những góc khuất của con người ở một thành phố hư cấu và một dịch bệnh giả tưởng, Pyun Hye-young tập trung đào sâu những hố đen trong nhân tính ở ngay hiện thực nhàm chán nhất của cuộc sống thường ngày. Câu chuyện xoay quanh Ogi, một giáo sư đại học có cuộc sống và sự nghiệp viên mãn bất ngờ gặp tai nạn, mất vợ và mất luôn cả khả năng đi lại. Nằm liệt giường, cuộc sống của Ogi bất đắc dĩ phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ vợ xa cách. Mối quan hệ kỳ dị ngày càng biến tướng theo chiều hướng khó lường dần hé lộ không chỉ ý đồ đen tối của mẹ vợ Ogi mà cả nhiều góc khuất trong cuộc đời tưởng như không tì vết của chính anh.

👩‍❤️‍👩 VỀ NHÀ VỚI MẸ – Kim Hyejin

Xã hội Hàn Quốc tuy vẫn còn nhiều định kiến và mang nhiều tư tưởng bảo thủ về giới, nhưng không thể phủ nhận ở các lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là văn chương, họ ngày càng có nhiều những cây bút trẻ, tài năng và cấp tiến luôn nỗ lực dùng ngòi bút thay đổi hiện thực vây hãm họ. Kim Hyejin và Về nhà với mẹ là một tiêu biểu.

Chọn kể chuyện từ góc nhìn người mẹ (một phụ nữ trung niên Hàn Quốc bảo thủ điển hình) để viết về mối quan hệ đồng tính nữ của cô con gái cùng vô vàn khó khăn họ vấp phải từ gia đình tới ngoài xã hội, Kim Hyejin đã đem đến một tác phẩm thực tế, gai góc và kích thích suy ngẫm hơn rất nhiều so với tựa sách đầy dịu dàng của cô.

👥 MỘT TRĂM CÁI BÓNG – Hwang Jungeun

Dành cho những ai ưa thích lối kể chuyện mang màu sắc hiện thực huyền ảo (magical realism).

Dựa trên sự kiện có thật năm 2009: chính phủ Hàn Quốc điều động cảnh sát đàn áp các hộ tại một trung tâm thương mại điện tử cũ ở quận Yongsan khi họ biểu tình phản đối kế hoạch tái xây dựng, Hwang Jungeun đã kể câu chuyện của những phận người thấp cổ bé họng sống vật vờ bên rìa một Seoul phát triển thần tốc. Bị gánh nặng cuộc sống ghì sát đất, cái bóng của họ bắt đầu sống dậy, có người không kháng cự nổi mà đi theo cái bóng hòng được giải thoát khỏi bế tắc, có người lại vẫy vùng gắng giữ lấy phần người trong mình và của cả những người mình yêu thương. Bên dưới những chi tiết ma mị, huyền ảo là một câu chuyện giàu cảm thông, giữa bóng tối bủa vây vẫn bập bùng đốm sáng của hy vọng và niềm tin ở con người.

👭🏻 YU JIN LỚN – YU JIN BÉ – Lee Geum Yi

Một cuốn sách thiếu niên với cách tiếp cận lành mạnh về chủ đề xâm hại tình dục trẻ em mà độc giả ở lứa tuổi nào cũng nên đọc.

Lee Yu Jin – hai cô bé trùng tên từng học chung một lớp và cùng là nạn nhân của một vụ xâm hại, tình cờ gặp lại nhau khi lên cấp hai. Hoàn cảnh gia đình và cách người thân đối diện với vụ việc năm xưa đã tác động lớn tới cách hai Yu Jin lớn lên: một Yu Jin vô tư hồn nhiên, một Yu Jin lại đắm chìm trong mặc cảm tội lỗi.

Thay vì xoáy sâu vào vụ xâm hại và kẻ gây ác, câu chuyện tập trung vào cuộc sống, quá trình trưởng thành, hàn gắn và chữa lành của hai Yu Jin. Đề cập trực diện tới một chủ đề nặng nề, song bằng lối kể chuyện thấu hiểu và đong đầy yêu thương, cuốn tiểu thuyết này của Lee Geum-yi, tác giả sách thiếu niên hàng đầu Hàn Quốc, không những không hề tăm tối mà sáng bừng ấm áp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *