Vào ngày mưa lất phất, tôi chọn một cuốn mỏng, nhẹ của Haruki Murakami để đọc sau một thời gian dài ngưng đọc dòng văn học Nhật.
Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời là 1 cuốn sách kể về quãng đời biến đổi từ một cậu bé lớn lên thành chàng trai rồi một người đàn ông. Không hổ danh Mukarami! Dưới ngòi bút của ông một câu chuyện rất đỗi bình thường trở nên cuốn hút, hấp dẫn …
Đọc chuyện của ông, tôi như thấy mình đang xem một dây pháo bông (phốt pho) cháy, nó liu riu liu riu cháy đôi lúc sáng bừng lên rồi lại liu riu cháy. Cuộc sống của Hajami buồn tẻ bừng sáng lên khi gặp 3 cô gái Shimamota-san _ Izumi _ Yukiko trong 3 giai đoạn của cuộc đời …
Từ khi biết suy nghĩ cuộc sống là 1 chuỗi ngày cô độc vô vị, cuộc sống của Hajami khi ấy bỗng trở nên ấm áp khi xuất hiện cô bé Shimamoto-san. Hai đứa trẻ lớn lên bên nhau, cùng nhau nghe những bản nhạc yêu thích… cùng những rung động đầu đời …
Rồi chuỗi ngày ấm áp ấy biến mất khi Hajami chuyển nhà đến thành phố khác… lại bắt đầu chuỗi ngày buồn bã, cô độc … chuỗi ngày vô vị ấy đã được thắp sáng lên khi gặp Izumi và vì 1 một sai lầm của Hajami đã làm tổn thương Izumi cho mãi tận sau này…
Khi trở thành một công chức làm 1 công việc nhàm chán, với chuỗi những ngày vô vị , chính lúc này Hajami đã gặp Yokiko,người vợ đã làm cuộc sống của anh thăng hoa, trở thành một người thành đạt.
Cuộc sống của Hajami lại vào một vòng đều đều thì sự gặp gỡ với Shimamoto-san_Mối tình đầu , chuỗi ngày ấy lại cháy sáng rực rỡ, năng lượng của nó suýt làm chết cả 2 người, suýt làm hỏng cuộc hôn nhân của Hajami…
Câu chuyện kết thúc khi Hajami và Yokikođã bỏ lại quá khứ sau lưng, hướng về phía trước, kết cục ra sao chưa biết được chỉ chắc chắc một điều cả 2 sẽ cùng cố gắng… Anh chàng Hajami này từ đầu đến cuối vẫn là 1 người ích kỷ, chỉ nghĩ đến cảm xúc của bản thân…luôn đem sự cô đơn, không hòa nhập của mình làm khiên đỡ… Mong là lần này sẽ là lời cảnh tỉnh sau rốt cho anh …
Câu chuyện diễn ra trên nền nước Nhật đầy biến động sau chiến tranh đến gần cuối thế kỷ XX với những biến động và thay đổi to lớn. Cùng với nếp sống công nghiệp nội tâm của con người cũng trở nên bức bối và mong manh…
Tôi vẫn luôn thắc mắc: nội tâm con người Nhật bản luôn buồn bã, bất ổn, bức bối, uể oải như thể hiện trong văn học thì tại sao Nhật Bản trở nên một cường quốc nhờ ý chí và nghị lực phi thường như thế???