REVIEW SÁCH “NHỮNG TÙ NHÂN CỦA ĐỊA LÝ” – Tim Marshall

REVIEW SÁCH “NHỮNG TÙ NHÂN CỦA ĐỊA LÝ” – Tim Marshall

Xin chào, dưới đây là đôi dòng review của mình về cuốn “Những tù nhân của địa lý” – một trong những cuốn sách khá ấn tượng mình đọc đầu năm nay.

  • Về đề tài:

Địa lý là một đề tài không mới, nếu không nói là có phần khô khan. Dường như khi nhắc tới đề tài này, người ta thường liên tưởng tới những khái niệm rất đơn thuần như sông, núi, khí hậu, tài nguyên. Tuy nhiên, cuốn sách này đề cập sâu hơn thế bằng góc nhìn của Địa chính trị – cách các vấn đề quốc tế được nhìn nhận dưới góc độ địa lý. Đối với Tim Marshall, địa lý không chỉ là thứ giúp chúng ta nhận biết vị trí thế giới, mà nó ảnh hưởng trực tiếp tới cách các quốc gia sử dụng chiến lược chính trị của họ. Một đất nước A có dãy núi B có thể quyết định tới việc đất nước đó sử dụng chính sách quân sự với đất nước C nằm ở bên kia dãy núi như thế nào. Tất cả những điều này được liên hệ với dòng chảy , câu chuyện và thời sự quốc tế. Điều này khiến cho đề tài của cuốn sách sống động và hấp dẫn hơn rất nhiều.

  • Về kiến thức:

Cuốn sách này dung nạp một lượng kiến thức đồ sộ. Bên cạnh kiến thức về địa lý và chính trị, người đọc sẽ có cái nhìn đa chiều hơn bằng kiến thức về văn hóa, quân sự, lịch sử. Tất cả những điều này đều tạo nên mối quan hệ phức tạp với các quốc gia. Những nước lớn sẽ làm gì để vươn tầm ảnh hưởng của mình ra thế giới; đồng thời sẽ vừa hợp tác vừa dè chừng các cường quốc khác ra sao. Những nước nhỏ sẽ khôn khéo ứng xử ra sao để đảm bảo sự tồn tại của mình; hay chất nhận phụ thuộc và một phe mạnh để rồi trở thành quân cờ chính trị của các nước lớn.

  • Về ý nghĩa:

Cuốn sách giúp mình nhận ra tầm quan trọng của môn địa lý và lịch sử. Nó không dừng lại ở việc ghi nhớ kiến của các môn học này, mà mở rộng hơn là cách giải thích lý do dẫn đến các lịch sử quan trọng của thế giới; đồng thời hiểu hơn cách con người vận dụng địa lý để quản trị đất nước. Nếu chúng ta hiểu hơn về Địa chính trị thì môn Lịch sử và Địa lý sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.

  • Vậy địa lý có phải là yếu tố duy nhất không?

Tim Marshall cho nó là một nhà tù không thể phá bỏ nhưng mình nghĩ còn khá sớm để đưa ra điều đó. Vì nếu đọc kỹ sách, sẽ thấy tác giả còn đề cập khá nhiều tới vai trò của vấn đề sắc tộc và cách các quốc gia lợi dụng điều này để gây ảnh hưởng ra ngoài biên giới ra sao.

=> Nên mình rất mong có ai đó sẽ viết một cuốn kiểu “Những tù nhân của sắc tộc” để có nhiều góc nhìn hơn.

  • Điểm trừ:

Cuốn sách này dịch không ổn lắm. Mình cảm giác là dịch giả bê nguyên cả cấu trúc câu tiếng Anh sang để dịch lại, mà không chuyển về ngữ tiếng Việt. Văn phong không thân thiện với độc giả . Câu quá dài, nhồi nhiều ý trong một câu dẫn đến khó hiểu hoặc đọc bị hiểu sai ý.

P/s: Nhìn chung thì đây là cuốn sách khá thú vị, đáng đọc. Vì chủ đề thuộc dạng “to não” nên để dễ thẩm thấu hơn; mình gợi ý là mọi người nên có một tấm bản đồ bên cạnh, cũng như chịu khó theo dõi thời sự quốc tế.

Review của độc giả Minh Anh Trần – Nhã Nam reading club

Bạn có thể tìm mua sách tại:

TÊN SÁCH NHÃ NAM TIKI FAHASA
NHỮNG TÙ NHÂN CỦA ĐỊA LÝ https://bit.ly/nhungtunhancuadialyNhaNam https://bit.ly/nhungtunhancuadialyTiki https://bit.ly/nhungtunhancuadialyFHS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *