REVIEW “SỰ IM LẶNG CỦA BẦY CỪU” (Thomas Harries) – Sự thoả mãn, ghê tởm và rùng rợn

REVIEW “SỰ IM LẶNG CỦA BẦY CỪU” (Thomas Harries) – Sự thoả mãn, ghê tởm và rùng rợn

Những vụ án giết người hàng loạt xảy ra không để lại dấu vết, tập sự FBI Clarice Starling được phân công tham vấn tên bác sĩ tâm thần  Hannibal Lecter – tên tội phạm cực kì thông minh và ghê tởm bởi sở thích ăn bộ phận cơ thể của các nạn nhân ông từng giết – để xin lời khuyên về tên giết người, lột da có biệt danh là “Buffalo Bill”. Bị thu hút bởi vẻ ngoài xinh đẹp, tử tế và thành thật của Clarice, những cuộc giao tiếp trao đổi thông tin giữa 2 người lần lượt diễn ra.  Khi con gái của Thượng nghị sĩ trở thành nạn nhân, câu chuyện trở nên càng ác liệt và gây cấn : màn giao tiếp đầy ẩn ý giữa 2 nhân vật, hành động khéo léo và ghê tởm của Lecter khi cố trốn thoát, tài suy luận tìm ra hung thủ qua những gợi ý với giọng thều thào của Lecter, liệu rằng đứa con vàng ngọc của Thượng nghị sĩ có được giải cứu khỏi sự tàn ác đầy máu me của Buffalo Bill? Sau khi bỏ trốn, Lecter đã đi đâu? Liệu hắn ta có còn thưởng thức thêm vài hương vị mới sau hơn 8 năm bị nhốt trong ngục tù mà chỉ mới vội vàng nuốt gọn lưỡi của cô ý tá khi đang cố gắng kiểm tra bệnh tình khi hắn than đau ngực?

Cuốn sách này của Thomas Harris đạt tốp 1 của 100 truyện – kinh dị hay nhất mọi thời do trang điện tử NPR tổ chức, thu hút hơn 17.000 lượt độc giả. Danh sách top 100 được lựa chọn ra từ 600 đề cử của các chuyên gia, cố vấn hàng đầu.

Nhiều đánh giá cho rằng, “Sự im lặng của bầy cừu” là cuốn sách có thể khiến độc giả từ hồi hộp đến nghẹt thở, có thật là như vậy?

Với cốt truyện, lời văn đầy lôi cuốn, “Sự im lặng của bầy cừu” rất thích hợp cho những người đam mê thể loại tội phạm, thậm chí là kinh dị. Cái vẻ im thin thít đến mức khó chịu suốt hơn 8 năm trời, hay giọng nói thều thào mà rõ ràng ngắn gọn, kiểu tấn công tâm lí hết sức khéo léo không những khiến cho Miggs (tên tội phạm kế phòng) phải tự nuốt lưỡi chết mà ngay Clarice cũng không khỏi rùng mình, ám ảnh. Ấn tượng nhất là những đoạn mà Thomas Harries miêu tả cảnh “máu thịt nhầy nhụa”, thật khiến ta phải buồn nôn.

Tuy nhiên, xét về yếu tố trinh thám, thực sự vẫn chưa đủ cuốn hút. Trong quá trình phá án, là một phụ nữ, kì thực Clarice đã hành động cảm tính rất nhiều,  diễn biến tâm lý còn mờ nhạt. Tác giả chưa làm nổi bật được quá trình suy luận của Clarice để tìm ra kẻ thủ ác ở đoạn cuối sách để gây ấn tượng ở tài suy luận và trí thông minh của một FBI (mặc dù còn đang tập sự). So với Rồng Đỏ (cũng nói về một tên giết người hung tàn), tuy chưa có được sự sắc lạnh và vẻ thu hút của  Hannibal, nhưng rõ ràng, Rồng Đỏ đã lấy đi được nhiều hơn sự thương xót và cảm động của đọc giả, vì hắn không như Hannibal – độc ác, tàn nhẫn và ghê tởm từ đầu chí cuối, Rồng Đỏ còn có riêng cho mình những trắc ẩn đầy xót thương. Nhưng có lẽ điều gây nên sự tò mò có pha chút hài hước của truyện là cái thứ tình cảm mờ nhạt pha chút “ngôn tình” khá dễ chịu của Lecter dành cho cô nàng Clarice xinh đẹp đủ khiến ta chợt bật cười.

Review của độc giả Trần Thu Thảo – Nhã Nam reading club

Bạn có thể tìm mua sách tại:

TÊN SÁCH NHÃ NAM TIKI FAHASA
Sự im lặng của bầy cừu http://bit.ly/SuimlangcuabaycuuNhaNam http://bit.ly/suimlangcuubaycuuTK http://bit.ly/suimlangcuubaycuuFHS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *