Mọi điều bạn cần biết về phiên tòa Penguin Random House

Mọi điều bạn cần biết về phiên tòa Penguin Random House

Bài đăng trên Esquire

Một nhà xuất bản khổng lồ đang chiến đấu để mua lại một nhà xuất bản khổng lồ khác – nhưng điều đó có nghĩa gì đối với những người đang làm ra những cuốn sách và đọc chúng? Những người làm trong ngành xuất bản (nước ) đã nói cho Esquire nghe về việc vụ sáp nhập nhày sẽ thay đổi ngành xuất bản mãi mãi như thế nào, và đó không phải là thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.

Sophie Vershbow

Tuần trước, vụ xử án thế kỷ của ngành xuất bản đã khởi động ở Washington, DC để xác định xem Penguin Random House (PRH) có được phép mua lại Simon & Schuster (S&S) từ Paramout Global với giá 2.2 tỉ đô la hay không. Bộ Tư Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện để ngăn chặn thương vụ này vào tháng 11 năm 2021 như một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm tăng cường chống độc quyền. Bộ tư pháp lập luận rằng vụ sáp nhập này sẽ “dồn gần 50% các cuốn sách được trông đợi là sẽ bán chạy nhất thị trường về cho công ty mới, điều này sẽ làm gây hại cho sự cạnh tranh bằng cách hạ thấp tiền đặt cọc (advance) của tác giả, và giảm hiệu suất, sự sáng tạo và sự đa dạng.” Nói tóm lại, Penguin Random House Simon Schuster (PRHSS – tên dự kiến) sẽ không tốt cho cạnh tranh, và do đó bất lợi cho cả các tác giả lẫn độc giả.

PRH và S&S lập luận rằng việc kết hợp các nguồn lực của họ sẽ không ảnh hưởng đến cạnh tranh và trên thực tế sẽ cho phép PRH đưa ra các đề xuất về bản quyền cao hơn, từ đó khuyến khích cạnh tranh từ các thành viên khác của nhóm Big Five – 5 ông lớn của ngành xuất bản (Giờ chỉ còn bốn), cũng như các nhà xuất bản độc lập như Scholastic và Workman .

Trong tuần đầu tiên của phiên tòa, chúng tôi đã nghe lời khai từ các nhân chứng của cả hai bên, bao gồm Giám đốc điều hành S&S, Jonathan Karp, Giám đốc điều hành, PRH Markus Dohle và tác giả sách bán chạy của S&S là Stephen King (tôi đã từng mua hộ ông ấy một chiếc bánh sandwich khi làm trợ lý truyền thông). Có một số khoảnh khắc đáng kinh ngạc từ những tay chơi quyền lực của ngành xuất bản này, trong phiên tòa này, họ đã tiết lộ thông tin trong ngành còn nhiều hơn là ở bữa tiệc sau Giải thưởng Sách Quốc gia. Nếu bạn muốn có một bức tranh chi tiết hơn về những gì đang diễn ra trong phiên tòa, tôi khuyên bạn nên đọc chuỗi Twitter hoành tráng của BTV John Maher của tờ Publishers Weekly, kể lại từng diễn biến bên trong phòng xử án.

TỪ VỰNG XUẤT BẢN

Advance: Số tiền tạm ứng nhà xuất bản trả cho tác giả trước khi sách của họ xuất bản. Các khoản tiền thường được chi trả làm bốn lần.

Auction: Khi nhiều nhà xuất bản đấu giá với nhau để giành quyền xuất bản tác phẩm của một tác giả

Backlist: Những cuốn sách mà một nhà xuất bản in đi in lại nhiều lần. Frontlist là những cuốn sách mới xuất bản theo từng mùa.

Earn Out: Khi nhà xuất bản thu lại được tiền đặt cọc từ việc bán sách, nhận lại khoản đầu tư ban đầu. Một khi cuốn sách “earn out”, các tác giả có thể nhận được tiền tác quyền.

Imprint (Nhãn sách): Nhãn hiệu mà một nhà xuất bản xuất bản sách của họ. Nói một cách đơn giản, đấy là một công ty con thuộc một nhà xuất bản lớn hơn.

Midlist: Một thuật ngữ chỉ các cuốn sách không phải sách bán chạy nhưng vẫn thu lợi về cho nhà xuất bản.

Big Five (Năm Ông Lớn): Năm NXB lớn nhất: Penguin Random House, Simon & Schuster, Harper Collins, Macmillan, và Hachette.

 

Với kinh nghiệm làm việc trong ngành xuất bản gần một thập kỷ tại cả S&S và PRH, tôi đã để ý đến vuj sáp nhập này kể từ khi có tin tức về nó lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2020. Giờ tôi không còn làm việc cho công ty nào liên quan đến vụ này nữa, tôi có thể khẳng định rằng tôi bảo lưu ý kiến về những gì nó có thể tác động đến những người còn ở bên trong ngành sách. Hóa ra tôi không phải là người duy nhất lo lắng. Các nhân viên nhà xuất bản, các tác giả và các đại lý bản quyền mà tôi phỏng vấn để viết bài báo này đều chia sẻ cảm giác không thoải mái về vụ sáp nhập PRH / S & S, về việc nó có ý nghĩa như thế nào đối với họ trong tư cách là người làm việc và cả ngành công nghiệp xuất bản nói chung.

Stephen King ký tặng sách sau khi cho lời khai ở Washington, DC ngày 2.8 (MANDEL NGAN//Getty Images)

Vụ kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp tập trung phần lớn vào việc vụ sáp nhập sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến những người kiếm sống bằng nghề viết như thế nào. Siva Vaidhyanathan, một nhà văn và giáo sư Nghiên cứu Truyền thông tại Đại học Virginia, khá hiểu biết về luật chống độc quyền, nói rằng việc sáp nhập sẽ chỉ khiến mọi thứ tệ hơn đối với các tác giả midlist như anh, những người có thể đạt đến điểm hòa vốn (earn-out) cho khoản tiền tạm ứng khá thấp của họ thông qua những chương trình quảng bá chậm nhưng chắc của các nhà xuất bản có sự chú tâm vào tác phẩm. Nếu không có cam kết lâu dài đối với sự thành công của cuốn sách, thì rất khó để một tựa sách trung bình có được sự chú ý trong một thị trường phải cạnh tranh với những cuốn “sách ưu tiên” (thường là những cuốn sách nhà xuất bản cần bán cực kỳ nhiều bản in để thu lại số tiền tạm ứng khổng lồ) với ngân sách quảng cáo, các chuyến book tour, và tiền trả cho những vị trí đẹp trong cửa hàng. Việc cắt giảm nhân sự thường đi kèm với sáp nhập sẽ có nghĩa là sẽ có ít biên tập viên, chuyên gia marketing và chuyên gia truyền thông hơn dành cho các cuốn sách có giá trị thương mại tầm tầm.

Vaidhyanathan nhận xét: “Tình trạng tập trung mà chúng ta thấy trong ngành sách kể từ năm 1990 đã thúc đẩy các nhà xuất bản tăng gấp đôi đầu tư vào các nhà văn ngôi sao, người nổi tiếng và chính trị gia, và ít hỗ trợ các nhà văn mới nổi hơn”. Không khó để thấy sự dồn tụ đang diễn ra; xét cho cùng, chưa đầy một thập kỷ trước, Big Five đã từng là Big Six, và bây giờ chỉ cần qua được vụ kiện của Bộ tư pháp này là chúng ta sẽ chỉ còn Big Four. Anh dự đoán rằng sự hỗ trợ dành cho các tác giả như anh sẽ chỉ tệ hơn nữa nếu việc sáp nhập diễn ra. “Công ty càng lớn, khả năng ai đó sẽ trả lời email của tôi sau tám tuần càng nhỏ hơn.”

 

Tôi đã nói chuyện với một tác giả giấu tên mới được PRH xuất bản gần đây; cô ấy nói với tôi rằng việc marketing và quảng bá cho các tác giả tầm trung đã giảm đi đáng kể trong suốt sự nghiệp viết lách của mình. “Năm năm trước, khi tôi ra mắt cuốn sách đầu tiên, tôi nhận được một khoản tạm ứng tuy nhỏ nhưng là khoản tiêu chuẩn cho một tác giả mới ở nhãn sách của tôi, và tôi đã được marketing và quảng bá một cách đúng mực với một tác giả mới,” cô chia sẻ. “Đến năm 2020, – nhà xuất bản gần như hoàn toàn không hỗ trợ tôi và rất nhiều tác giả tầm trung (midlist authors) khác mà tôi biết, cả ở nhãn sách (imprint) của tôi và ở những nơi khác.”

Tác giả này tin rằng các bộ phận marketing và quảng cáo của PRH đã được yêu cầu rõ ràng là hạ mức ưu tiên đối với các cuốn sách do nhãn sách của cô ấy xuất bản, và lo lắng điều đó có nghĩa như thế nào đối với các tác giả của Simon& Schuster, nhà xuất bản với các nhãn sách sắp bị mua lại.

Các vụ sáp nhập của PRH trước đây, đặc biệt là vụ sáp nhật – nổi tiếng giữa Penguin và Random House vào năm 2013, cho thấy rằng càng sáp nhập nhiều càng có ít các nhãn sách hơn để các tác giả có một bà đỡ cho các cuốn sách của họ — và sự cạnh tranh để nâng tiền tạm ứng cho tác giả giữa các đơn vị xuất bản cũng ít hơn. Một đại diện bản quyền giấu tên nói với tôi rằng nếu vụ sáp nhập diễn ra, cô ấy dự đoán các nhãn sách sẽ bị đóng cửa và nhiều người sẽ bị sa thải hàng loạt. “Tôi nghĩ thật kỳ lạ khi không có nhiều người đề cập đến việc hợp nhất và sa thải khi Penguin và Random House sáp nhập,” cô nói. Như người này đã chỉ ra một cách đúng đắn, nhiều nhà xuất bản độc lập mà trong phiên tòa này, PRH đang cố gắng tô vẽ là vì sự cạnh tranh của họ chỉ được hình thành sau khi những người làm việc ở đó bị sa thải khỏi PRH khi các nhãn sách bị đóng, ví dụ như Spiegel And Grau, chỉ hoạt động lại sau khi bị đóng cửa năm 2019.

 

Mặc dù Karp và Dohle đã bỏ điều này ra khỏi lời khai của họ, nhưng có một hồ sơ dài theo dõi về việc các vụ sáp nhập trong quá khứ đã ảnh hưởng đến các tác giả như thế nào. Một tác giả của PRH mà tôi đã nói chuyện đã bị chịu tác động của vụ sáp nhập trong cả ba lần xuất bản của cô ấy, kéo dài hơn một thập kỷ. Cuốn sách đầu tiên của cô không bao giờ ra mắt vì hợp đồng bị hủy khi Random House và một nhà xuất bản khác sáp nhập vào năm 2010; đến giờ cô ấy vẫn còn thấy cay đắng về điều đó. Hai cuốn sách khác của cô đều đã đổi nhãn sách xuất bản thuộc PRH trong những lần sáp nhập sau đó.

 

Tác giả này thẳng thắn chia sẻ rằng việc bị hủy xuất bản một cuốn sách ở tuổi hai mươi là một trải nghiệm “tàn khốc” khiến sự nghiệp của cô lùi lại vài năm và khiến cô tốn rất nhiều tiền. “Nếu duy trì mô hình của PRH trong 20 năm qua, sẽ chỉ có ít người đấu giá giành bản quyền sách hơn và nhiều hợp đồng bị hủy hơn,” cô ấy nói. “Đó là những gì sẽ diễn ra.” Ba tác giả mà cô ấy biết đã bị hủy hợp đồng gần đây, nhưng họ ngại lên tiếng vì sợ ảnh hưởng đến cơ hội xuất bản trong tương lai.

Ngoài việc có thể ảnh hưởng đến tác giả, vụ sát nhập này cũng tác động đến người đọc nữa. Luật chống độc quyền của Ủy ban Thương mại Liên bang được tạo ra “để bảo vệ sự cạnh tranh vì lợi ích của người tiêu dùng, đảm bảo động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, giữ giá thấp và giữ chất lượng cao”. Một công ty chiếm gần một nửa thị phần sẽ có quyền lực rất lớn đối với không chỉ giá sách, mà còn đối với chất lượng sản xuất và nội dung của sách.

“Khi một công ty kiểm soát hầu hết thị trường, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn,” một giám đốc marketing giấu tên từng làm việc cho PRH nói với tôi. “Tăng giá, hạ giá sản xuất, đưa ra các điều khoản khủng khiếp khiến các cửa hàng khó sống hơn”. Mặc dù những dự đoán này có thể đúng trong dài hạn, nhưng vào tuần trước, Biên tập viên Maher của tờ Publisher Weekly đang đưa tin về vụ sáp nhập này, đã nói với tôi rằng giá cả, ít nhất, không có khả năng tăng trong ngắn hạn, “nhìn chung mọi người cho rằng giá sách đã khá cao. ” Anh còn nói rằng giá giấy và sự thiếu hụt giấy còn nhiều khả năng ảnh hưởng đến người tiêu dùng hơn.

 

Trong số những người nghi ngờ nhất về vụ sáp nhập, hẳn phải kể đến những người làm việc trong Big Five. “Chắc chắn có sự lo lắng và thất vọng trong các tin nhắn riêng của tôi,” một nhân viên ngành xuất bản ẩn danh với tài khoản tên là Publishers Brunch (ăn theo tên của bản tin nổi tiếng trong ngành Publishers Lunch). “Rất nhiều nhân viên của S&S và PRH lo lắng về công việc của họ nếu vụ sáp nhập diễn ra (hoặc nếu không).”

 

Rachel Kambury, Biên tập viên (Associate Editor) tại HarperCollins (trước đây là Twelve Books), đã không tin tưởng vào vụ sáp nhập kể từ lần đầu tiên nghe về nó. Cô ấy nói: “Không thể nói giảm nói tránh hậu quả có thể xảy ra được. “Nhân viên sẽ bị đuổi việc vì‘ dư thừa ', đặc biệt là những người đã làm việc lâu năm, bởi vì thay thế họ sẽ tiết kiệm hơn cho công ty .” Kambury không thể nghĩ vụ sáp nhập sẽ có lợi cho bất kỳ ai khác ngoài những người sẽ trực tiếp hưởng lợi từ nó, ví dụ như Jonathan Karp, người đã xác nhận trước tòa rằng ông ta sẽ nhận được một khoản tiền thưởng theo quy định trong hợp đồng của mình.

 

Cần lưu ý rằng về mặt pháp lý các nhân viên của Big Five không phải là trọng tâm trong vụ kiện của Bộ Tư pháp, nhưng họ cần phải là một phần của cuộc thảo luận khi xem xét vụ sáp nhập này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tác giả và độc giả, cũng như ngành công nghiệp xuất bản. Mặc dù Dohle đã tuyên thệ trước tòa rằng: “Mọi thứ đều là ngẫu nhiên trong xuất bản. Thành công là ngẫu nhiên. Sách bán chạy là ngẫu nhiên ”, từ kinh nghiệm trực tiếp của mình, tôi có thể nói với bạn rằng mặc dù có một số yếu tố ngẫu nhiên nhất định mà nhờ đó một số cuốn sách được trở nên thực sự lớn, nhưng không có gì ngẫu nhiên về công việc được hơn 10.000 nhân viên toàn cầu của PRH thực hiện cả.

 

“Những cuốn sách của PRH thành công bởi vô số người làm việc nhiều giờ không mệt mỏi, làm mọi thứ trong khả năng để khiến chúng được thành công như vậy,” một chuyên gia marketing giấu tên tại Penguin Random House, nói với tôi. “Nói rằng ‘xuất bản là hoàn toàn ngẫu nhiên, chẳng ai biết bằng cách nào hoặc tại sao mà những cuốn sách thành công' là hoàn toàn hạ thấp đội ngũ đông đảo những người làm việc vất vả để tạo nên thành công của một cuốn sách.” Việc đóng cửa các nhãn sách khi các nhà xuất bản sáp nhập đồng nghĩa với việc sẽ có ít nhân viên làm việc hết mình để thúc đẩy cuốn sách trên hành trình từ tác giả đến độc giả.

 

Mức giá 2,2 tỷ đô la và lợi nhuận mà những người đứng đầu sẽ thu được qua vụ sáp nhập này trái ngược với thu nhập của hầu hết các nhân viên xuất bản tại thời điểm sự căng thẳng trong ngành đang dâng cao. Mới tháng trước, HarperCollins Union đã trở thành thành viên đầu tiên của Big Five đình công đòi lương cao hơn, chăm sóc sức khỏe tốt hơn và bảo vệ chống lại phân biệt đối xử. Tôi không thể nghĩ họ sẽ là những người cuối cùng.

Các nhân viên của HarperCollins đình công ở Manhattan vào ngày 20 tháng 7.

Trước khi đưa ra ý kiến ​​về vấn đề liệu vụ sáp nhập này có nên thực hiện hay không, bạn nên cân nhắc một điều rằng PRH có thể là lựa chọn tốt nhất của S&S khi xét đến việc tìm người mua. Paramount Global (trước đây là CBS Viacom) đang bán S&S cho ai đó và các lựa chọn khác thì không tuyệt cho lắm.

 

Hai khác mua khác vẫn yên vị trong danh sách chờ là HarperCollins và một công ty cổ phần tư nhân. HarperCollins thuộc sở hữu của Rupert Murdoch và là nhà xuất bản lớn thứ hai –– tạo ra những lo ngại tương tự về chống độc quyền –– trong khi một công ty cổ phần tư nhân nào đó khiến tôi ớn lạnh khi nghĩ đến. Chúng ta có thể thực sự tin tưởng những người liệt kê 7 Thói quen của người thành đạt là cuốn sách yêu thích điều hành một nhà xuất bản lớn không? Chúng ta phải cân nhắc điều nào tồi tệ hơn: một nhà xuất bản sở hữu 50% thị phần hoặc trơ mắt ra nhìn các chuyên gia tài chính không có kiến ​​thức về ngành xuất bản này bán các nhãn sách được yêu thích của S&S lấy tiền mặt?

 

“Có lựa chọn tốt hơn không?” Maher băn khoăn. “Thành thật mà nói, tôi không chắc lắm! Tại thời điểm này trong ngành sách, tôi nghĩ lợi thế của Big Five so với các đối thủ nhỏ hơn của họ khi đấu giá giành quyền xuất bản sách là quá rõ ràng, nên tôi lấy làm băn khoăn là có thể làm gì, nếu có, có thể làm gì để thay đổi được điều ấy ”. Anh dự đoán rằng dù vụ kiện này có kết quả như thế nào, ngành xuất bản sẽ tiếp tục hợp nhất lại và sẽ dẫn đến “sự cạnh tranh kém mạnh mẽ hơn ở mọi cấp độ trong ngành”.

Phiên tòa dự kiến ​​sẽ diễn ra trong khoảng ba tuần, vì vậy, như một cuốn tiểu thuyết hay, chúng ta sẽ phải tiếp tục đọc để xem điều gì sẽ xảy ra. Thành thật mà nói, tôi không biết chắc mình hy vọng cái kết sẽ diễn ra như thế nào.

 

SOPHIE VERSHBOW

Sophie Vershbow là nhà chiến lược truyền thông xã hội và nhà báo tự do tại NYC; cô có nhiều bài viết đăng trên The New York Times, Vogue, Vulture, Literary Hub, v.v.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *