Review Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Haruki Murakami

Review Tôi nói gì khi nói về chạy bộ – Haruki Murakami

ĐÂY LÀ CUỐN SÁCH TRUYỀN CẢM HỨNG THẬT SỰ ĐÓ.

Thực ra, ý tôi là tôi không bắt đầu chạy bộ vì ai đó bảo tôi nên chạy bộ. Cũng như tôi không trở thành tiểu thuyết gia vì ai đó yêu cầu tôi phải làm thế. Một hôm, bất ngờ, tôi muốn viết một cuốn tiểu thuyết. Và một hôm, đột ngột, tôi bắt đầu chạy – đơn giản vì tôi muốn thế. Tôi luôn làm bất cứ thứ gì mình cảm thấy thích làm trong đời. Người ta có thể cố ngăn tôi, và làm cho tôi thấy là tôi sai, nhưng tôi sẽ không thay đổi.

Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ là cuốn tự truyện của Haruki Murakami kể về quá trình ông chạy bộ và cả những suy nghĩ, những chiêm nghiệm của Murakami về việc chạy bộ có ích như thế nào trong cuộc đời làm nghề tiểu thuyết gia của ông. Về việc khi đã bắt tay vào viết tiểu thuyết thì cần phải trung thành với đứa con tinh thần của mình đến mức nào. Và cả việc chạy bộ hóa ra cũng có liên quan đến sự nghiệp viết văn của Haruki Murakami nữa.

Trong cuốn tự truyện này tớ cũng biết thêm được rất nhiều về con người của bác già – rằng Murakami không chỉ là một người viết văn mà ông còn là một người chạy kiên nhẫn, chịu khó và là một người có tính kỷ luật cực kỳ khắt khe. Nhiều khi đọc thấy thực sự cảm phục ý chí thể dục thể thao nâng cao sức khỏe của bác già với thành tích chạy bộ cực kỳ khủng.

Murakami cực kỳ nghiêm khắc với chính bản thân mình trong việc luyện tập, ông tham dự 24 cuộc thi chạy marathon, luyện tập đến đau đớn thể xác nhưng nhất quyết không bỏ cuộc, luôn tìm cách tốt nhất để cho cơ thể mình thích nghi được với cường độ chạy mỗi ngày, làm sao để cho chính bản thân mình luôn được hài lòng. Có thể thành tích ấy không là nhất, nhưng quan trọng là bác già đã mãn nguyện với mục tiêu của riêng mình.

Bên cạnh đó qua cuốn tự truyện của Murakami, tớ cũng thực sự ấn tượng với những suy nghĩ dám nghĩ dám làm của tác giả, với một câu lạc bộ nhạc jazz nhưng lại dám dẹp hết sang một bên để tập trung viết tiểu thuyết chỉ vì “Tôi chỉ có cái mong muốn mãnh liệt là viết một cuốn tiểu thuyết.” Và thế là tác phẩm đầu tay “Lắng Nghe Gió Hát” của bác già ra đời. Một điểm sáng nữa của cuốn tự truyện này đó là nó thực sự truyền cho tớ cảm hứng làm việc hay học tập, nhất là hiểu được tầm quan trọng của việc tham gia thể thao rất cần thiết vì nó không chỉ giúp chúng ta có một cư thể khỏe mạnh, mà còn rèn luyện được sự bền bỉ, nhẫn nại và sức khỏe tốt chắc chắn sẽ làm tăng năng suất hiệu quả trong công việc của ta hơn.
“Tôi không hề chịu nổi nếu bị buộc phải làm điều gì đó tôi không muốn làm vào lúc tôi không muốn làm. Thế nhưng mỗi khi tôi có thể làm gì đấy mà tôi thích làm, khi tôi muốn làm, và theo cách tôi muốn làm, thì tôi sẽ làm hết sức mình.” Câu “triết lý” trên của bác già là câu mà tớ thích nhất và chắc chắn không phải lời nói suông vì Murakami đã chứng minh được sở thích ấy của mình trong suốt hơn mấy chục năm qua. Murakami chạy vì ông thích thế, một ngày nắng đẹp khi đang xem hai đội bóng thi đấu, thế là nổi hứng viết luôn tiểu thuyết đầu tay vì ông thích thế. Nhưng mỗi khi làm một việc gì, cả chạy hay viết thì Murakami luôn dành trọn vẹn tâm trí và công sức của mình cho việc đó. Đấy cũng chính là điều làm tớ càng hâm mộ và quý trọng bác già.

Nhìn chung, Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ không phải là fiction mà là một memoir, tự truyện về chính một phần nhỏ trong cuộc đời của Haruki Murakami. Nhiều câu văn cực kì truyền cảm hứng cho tớ nói riêng, không chỉ là về vấn đề chạy bộ hay viết văn mà còn ứng dụng được kha khá trong cuộc sống. Mà thôi, cứ Murakami là auto mua về đọc không suy nghĩ, recommend nhá.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *