REVIEW “HỒI KÝ VIẾT DƯỚI HẦM”

REVIEW “HỒI KÝ VIẾT DƯỚI HẦM”

viết dưới hầm” “kéo” ta, “ép buộc” ta phải cảm nhận sự “độc hại” của môi trường, của hoàn cảnh nơi nhân vật chính đồng thời cũng là tác giả không tên của cuốn hồi ký sống và tồn tại bên trong.
Nó toát lên một sự ngột ngạt được góp nhặt cũng như tổng hoà nên từ những bức tường ẩm mốc, từ chiếc sofa cũ, từ gã giúp việc già nua và từ những chiêm nghiệm, những tư tưởng của thứ “sâu bọ”, của thứ giai tầng thấp kém, bần cùng xã hội, từ những ám ảnh về tư duy bá quyền sặc mùi trật tự tôn ti thứ bậc đè nén mọi thứ “dưới hầm” đó. Những thứ “dưới hầm” đó, những thứ tạo nên chúng và cả những thứ tạo nên chính cái “hầm bên dưới” đó khiến chúng ta ngạt thở, khiến ta phải rợn tóc gáy, khiến chính ta như rơi vào một cái “hầm bên dưới” tất thảy. Ta như được mục sở thị một thứ sâu hoắm, không có đáy, một cái hố của thực tại không có tận cùng, ta như đang rơi, nhưng không quá nhanh, đủ để cảm quan của ta cảm nhận rõ những thứ tồn tại nhan nhản bên trong cái hố đen đó, là sự chênh vênh của những miền luân lý, của những thứ góp nhặt nên xã hội, là , là , và là chính những bình nguyên tăm tối của cái thứ được gọi vs cái tên đầy tính “chân, thiện, ” – số phận con người.
Bất chợt ta cảm thấy chút sợ hãi, nhưng cái sợ hãi này có vẻ không mang thể thái của một yếu tố cảm xúc, nó phần nào giống một thứ protein tồn tại trong máu ta, và sự tăng lên của nó làm máu ta trở nên quánh hơn khiến sức cản của hệ mạch tăng lên, do đó huyết áp ta tăng lên. Nó khiến ta trở nên ngột ngạt, khó thở, chóng mặt trên mọi phương diện, khiến phổi ta như thể phải tăng gánh, khiến ta cảm thấy mình tựa như một bệnh nhân suy hô hấp.
Xuyên suốt tác phẩm, trong đầu ta sẽ luôn đau đáu những câu hỏi ngày một lớn dần theo từng trang sách rằng điều gì khiến cho một con người trở nên tỉnh táo một cách “bệnh hoạn”, và trở thành một con người “dưới hầm” như vậy? Do hắn trở thành như vậy nên sống dưới hầm hay do chính cuộc sống dưới hầm làm hắn trở thành như vậy? Đôi khi nó còn khiến ta phải phản tư lại, chất vấn lại chính sự “tỉnh táo” nơi bản thân, rằng có phải ta đang dần trở nên cực đoan theo từng cấu trúc ngôn ngữ mà nhân vật, tác giả không tên này thiết lập và bày biện ra hay không.
Và với những ai đã từng đọc “Tội ác và Trừng phạt”, chắc chắn khi đọc “Hồi ký viết dưới hầm” bạn sẽ như được hiểu thêm về Raskolnikov. Ta sẽ có một sự liên tưởng, một sự so sánh, một sự đối chứng giữa 2 nhân vật chính này vs nhau và thấy được sự đồng điệu nơi họ. Họ là những ảnh tượng của một nguyên mẫu nhân vật rất đặc thù trong các tác phẩm của cụ Dos, những con người sống, tồn tại bằng những sự bất mãn, bằng những suy tưởng, bằng những đào sâu tâm thức có phần cực đoan, những con người “minh mẫn”, “tỉnh táo”, “trí thức” một cách “bệnh hoạn”. Những cá thể cô độc, trầm tư đặt mình ở bên ngoài sự xoay vần của thế nhân, những cá nhân không thể bị xã hội hóa, phổ quát hóa, họ cười vào những tiêu chuẩn đó, và họ như tìm kiếm những khoái lạc ở cái lằn ranh mong manh của những lớp lang trường tồn vốn được bọc xung quanh xã hội tự cổ chí kim.
Cuối cùng là lời mời chào mọi người đọc tác phẩm như mình đã viết ở trên. Những ai quan tâm đến , đến (nói chung và triết học phương tây hay triết học hiện sinh nói riêng), đến nhân học, đến xã hội học, hay những ai thích sự nghiêm túc trong suy nghĩ, suy tư, chiêm nghiệm thì đều nên đọc tác phẩm này. Và mình mong mọi người sẽ có được những trải nghiệm “thú vị” cùng cụ Dos và “Hồi kí viết dưới hầm”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *