Review “CON NGƯỜI VÀ BIỂU TƯỢNG” –  Carl Gustav Jung

Review “CON NGƯỜI VÀ BIỂU TƯỢNG” – Carl Gustav Jung

Trước khi review quyển này cần nói một tí về người review ạ.

Tôi không được đào tạo chuyên môn về học nên Phân tâm học hay Tâm phân học (xin phép gọi chung là Phân tâm học từ sau đoạn này) càng không phải. Tôi chỉ là một người tò mò thích tìm hiểu nên từng mê mẩn với các lý thuyết của Freud và đọc qua một ít sách và bài giới thiệu về Jung. Nhưng với tôi, quyển sách này (Con người và biểu tượng) không khó hiểu – điều này có lẽ là nằm trong mục đích của Jung và các đệ tử, đồng nghiệp của ông khi biên soạn quyển sách này là dành cho đại chúng. Nói vậy để những bạn đọc có quan ngại quyển này khó hiểu cũng an tâm phần nào rồi ạ.

Cấu trúc của quyển sách chia thành các chương với mỗi chương là một chủ đề độc lập (do mỗi tác giả khác nhau viết) nhưng có một sợi dây liên kết nhất định.

Những điều đọng lại sau khi tôi đã đọc xong quyển này.

  1. Tôi đã từng yêu thích lý thuyết Phân tâm học nhưng đã từ bỏ sau một thời gian do cảm thấy nó sa vào tư biện và sai lầm ở vấn đề chọn mẫu (mẫu là những người thực sự có vấn đề tâm lý nhưng Freud kết luận cho tâm thần nhân loại). Hơn nữa qua đọc quyển thượng đế (Karen Armstrong), tôi đồng tình với bà rằng Phân tâm học là một dạng thần bí của . Nhưng qua Con người và biểu tượng, tôi rút ra 2 việc quan trọng (1) Jung không cho rằng các biểu tượng (cổ mẫu) xuất hiện trong các giấc mơ của tất cả mọi người là có thể lý giải như nhau mà phải tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể; (2) các hiện tượng thần bí không phải phương của Phân tâm học mà là phương tiện để đi vào vô thức. Cụ thể Jung cho rằng việc bói bài Tarot hay giải mã các giấc mơ đều có giá trị như nhau trong việc cố gắng đi vào vô thức của người đang được phân tích tâm lý. Ở chương gần cuối, kinh Dịch cũng được sử dụng với phương thức tương tự.
  2. Ở chương đầu, Jung cũng nói khá cụ thể sự khác nhau giữa lý thuyết của ông và người thầy, người đồng nghiệp của mình – Freud. Chương tiếp theo giới thiệu một số cổ mẫu trong lý thuyết của Jung nhưng khá sơ lược vì vậy tôi cho rằng nên đọc thêm các bài phân tích khác (ngoài sách) để bổ trợ việc hiểu các cổ mẫu này.
  3. Tôi không hiểu nghệ thuật trừu tượng và từng đọc qua quyển Câu chuyện nghệ thuật (E. H Gombrich) với hy vọng ít nhất hiểu được các nghệ sĩ ấy đang làm gì, câu trả lời của Gombrich là nghệ thuật để giải quyết những vấn đề được đặt ra trong từng giai đoạn của nghệ thuật và từng nghệ sĩ cũng tự đặt ra nhiệm vụ mà tự họ tìm cách giải quyết. Còn câu trả lời của Con người và biểu tượng là một số thể loại trừu tượng là sự tái hiện hình ảnh trồi lên từ vô thức.
  4. Quyển sách này đến với tôi khi trước đó ít hôm tôi vừa trải qua một giấc mơ mà bản thân tôi nhận ra mình đã gặp gỡ Ẩn nữ và Cái bóng của mình. Điều đó càng làm tôi có niềm tin hơn vào lý thuyết của Jung và như tìm được sự đồng điệu khi đọc những chương đầu. Thật ra trước khi đọc quyển sách này tôi chỉ nhận diện được Ẩn nữ, các chương đầu đã gợi tôi nhớ về Cái bóng trong giấc mơ đó.

Tóm lại, đây không phải quyển sách quá khó đọc và là một quyển sách tốt dẫn vào lý thuyết Tâm phân học của Jung, nó cũng rất ích lợi cho những người quan tâm các biểu tượng văn hoá. Quyển sách cũng gợi lên một điều mà tôi phải tiếp tục suy nghĩ. Trước giờ tôi vẫn tin rằng việc thờ đá liên quan đến sinh thực khí nam nhưng cách lý giải trong sách này lại khác. Đây là vấn đề mà tôi nghĩ mình cần suy nghĩ thêm và tạm thời chưa có kết luận.

Anh Thụy

Ba Xuyên, 16/02/2023

Review của độc giả Thuận Lợi Trương – Nhã Nam reading club

Bạn có thể tìm mua sách tại:

Con người và biểu tượng http://nhanam.com.vn/sach/39710/con-nguoi-va-bieu-tuong—man-and-his-symbols https://tiki.vn/con-nguoi-va-bieu-tuong-man-and-his-symbols-p210277880.html?spid=210277882 https://www.fahasa.com/con-nguoi-va-bieu-tuong-man-and-his-symbols.html shorturl.at/prFP3

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *