Tác giả ‘Phố Nhà Thờ’ – chỉ là chàng Tây viết sách tiếng Việt?

Bài gốc

“Phố Nhà Thờ” kể về chàng trai tên Nicolas khi mới đặt chân đến Hà Nội, vừa háo hức trước một Hà Nội khác xa so với tưởng tượng; vừa có cảm giác bề trên của người ngoại quốc.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhiều tác giả Việt hoặc gốc Việt đã lựa chọn sáng tác bằng tiếng Anh, tiếng Pháp như Linda Lê, Việt Thanh Nguyễn, Ocean Vương… thì cũng xuất hiện người ngoại quốc lựa chọn tiếng Việt làm sáng tác như Joe (Tớ là Dâu, Ngược chiều vun vút), Jesse Peterson (Ở đây vui quá, xin lỗi, cười hết nổi!). Nhưng nói về tiểu thuyết, Marko Nikolić đã là người đánh dấu mốc đầu tiên với Phố Nhà Thờ.

Phố Nhà Thờ kể về chàng trai Pháp tên Nicolas khi mới đặt chân đến Hà Nội, vừa háo hức trước một Hà Nội khác xa so với tưởng tượng; vừa có cảm giác bề trên của một người có mác ngoại quốc, có mang ngoại tệ. Anh tận hưởng cuộc sống xa hoa, hưởng thụ phụ nữ, khác hẳn với cái đời tầm thường trước đây ở Pháp.

Nicolas nhìn xung quanh bằng con mắt duy lý, ích kỷ, ngay cả trong tình yêu. Đánh mất người con gái đáng trọng và thất bại trong đã khiến Nicolas tự vấn và soi chiếu lại chính mình. Chàng trai Pháp đứng trước câu hỏi lựa chọn: Ở lại hay trở về nước?

Nha van Pho Nha Tho anh 1
Bìa sách Phố Nhà Thờ. Ảnh: Diệu Thủy.

Câu chuyện được kể đơn giản theo dòng thời gian tuyến tính, nghệ thuật trần thuật cũng không cầu kỳ, nhưng có hai điểm khiến Phố Nhà Thờ trở nên đặc biệt: Thứ nhất, nó là tiểu thuyết đương đại đầu tiên do người nước ngoài sử dụng tiếng Việt sáng tác. Thứ hai, tác phẩm phản ánh nhiều vấn đề xã hội hiện thời đứng từ một góc nhìn khác mà tác giả trong nước khó có được.

Một năm viết đổi lấy vài giờ đọc

Tính đến thời điểm ra mắt sách (10/2019), Marko Nikolić đã sinh sống ở ba năm rưỡi. Trong một lần uống cà phê đọc Tony Buổi Sáng ở toà nhà Lotte, anh chợt nảy ra ý tưởng viết tiểu thuyết, sau một quá trình đã luyện tập viết truyện ngắn bằng tiếng Việt.

Quyết định trong tích tắc, nhưng việc thực hiện đã kéo dài chín tháng sau đó, từ xây dựng ý tưởng cho đến hoàn tất bản thảo.

Hành trình xuất bản cuốn sách không đơn giản, là kỷ niệm đặc biệt đối với chị Diệu Thủy – người trực tiếp biên tập cuốn sách. Với Marko Nikolić, thay vì trao đổi trước qua email, chị đã phá lệ gặp mặt và ưu tiên đọc ngay bản thảo Phố Nhà Thờ. Dù nhiều điểm thú vị, song, bản thảo này vẫn chưa thực sự thuyết phục chị.

Trước lời từ chối của , Marko Nikolić tỏ ra khá gay gắt. Cứ ngỡ Phố Nhà Thờ sẽ chờ để được xuất bản bởi một đơn vị khác, thì bỗng ba tháng sau, anh chàng người Serbia này quay lại Nhã Nam, mang theo bản thảo đã chỉnh lý dựa trên góp ý từ biên tập viên trước đó.

Lần này, bản thảo của anh đã xuất sắc vượt qua “mắt xanh” của cả ban Việt Nam của Nhã Nam với số phiếu tuyệt đối.

Nha van Pho Nha Tho anh 2
Nhà văn Marko Nikolić. Ảnh: Nhã Nam.

Với dung lượng vỏn vẹn 300 trang sách khổ nhỏ, độc giả chỉ mất vài giờ để thưởng thức Phố Nhà Thờ, trong khi đó, tổng thời gian để cuốn tiểu thuyết được ra đời thành một ấn bản chính thức cũng ngót nghét một năm.

Đó là sản phẩm của một quá trình công phu mà tác giả lên ý tưởng, hình thành cốt truyện, nâng cao vốn ngôn ngữ và thấu hiểu văn hoá bản địa. Để có được phiên bản cuối cùng của Phố Nhà Thờ, Marko Nikolić đã phải tra cứu từ điển và hỏi ý kiến bạn bè rất nhiều. Anh nói vui: Tôi viết một trang mất ba tiếng, vậy mà mọi người đọc cả quyển chỉ trong vài giờ.

Trong Phố Nhà Thờ, Marko Nikolić đã vận dụng linh hoạt những thành ngữ, tục ngữ, đối thoại sát với ngôn ngữ đời thường, nhưng những đoạn miêu tả và thể hiện triết lý lại được viết ra bởi một thứ ngôn ngữ tinh tế, chắt lọc.

‘Coi tác phẩm như một bức tranh xếp hình'

Cái mác “chàng Tây viết sách tiếng Việt” là một bệ phóng tốt giúp Marko Nikolić thu hút nhiều sự chú ý, nhưng điều bản thân anh mong muốn hơn cả là giá trị mà tác phẩm đem lại cho người đọc.

Marko không chọn viết tự truyện hay du ký. Anh thấy được sức mạnh của tiểu thuyết so với hai thể loại trên, nơi mà người đọc có thể đắm mình hàng giờ trong câu chuyện kể.

Anh coi tác phẩm như một bức tranh xếp hình, bên cạnh sự hư cấu thì những mảnh ghép lấy từ chính trải nghiệm văn hoá của bản thân anh cũng chiếm một phần đáng kể.

Đó là những hoàn cảnh hay nhân vật có thật mà anh đã bắt gặp ngoài đời. Đó là nhiều không gian văn hoá khác nhau được soi chiếu sinh động vào cuốn tiểu thuyết dưới bàn tay của Marko Nikolić như: Hà Nội, Cát Bà, Ba Vì, Tà Xùa… cả sinh hoạt dân dã lẫn sinh hoạt thượng lưu.

Nha van Pho Nha Tho anh 3
Nhà văn Marko Nikolić giao lưu với độc giả. Ảnh: Nhã Nam.

Nhà văn là một người Serbia, nhưng việc lựa chọn quốc tịch cho nhân vật chính của mình là Pháp đã thể hiện sự am hiểu của anh với văn hoá – Việt Nam, vốn là một nước thuộc địa của Pháp đầu thế kỷ 20 và chịu ảnh hưởng sâu đậm từ quốc gia Tây phương này, mà đến nay vẫn còn nhiều giá trị hiện tồn.

Điều đó giúp Marko lách sâu ngòi bút vào những tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hoá, tạo nên sự thú vị trong diễn biến tình tiết câu chuyện và đa dạng trong diễn biến nhân vật, đặc biệt là bước chuyển tâm lý và nhận thức của Nicolas về giá trị bản thân.

Là một người Pháp với vẻ ngoài điển trai lịch lãm, sở hữu Euro trong túi, Nicolas đã nghĩ rằng cả đất nước này xoay quanh mình. Vị thế của anh nói riêng và của cộng đồng người da trắng nói chung đã tô đậm thói chuộng Tây, sính ngoại của người Việt.

Nicolas cũng dần nhận ra sự trọng vọng này dành cho những giá trị Tây phương mà anh khoác trên người, chứ không vì bản chất con người anh. Họ chỉ coi anh như một thứ “phụ kiện”, một thứ “đồ Tây quý hiếm”.

Nha van Pho Nha Tho anh 4
Chân dung tác giả “Phố Nhà Thờ”

Anh nhận ra điều đó trong sự bẽ bàng ở buổi gặp gỡ bàn chuyện với đại gia Quân. Anh cũng ân hận khi để tuột mất Trà My, người con gái chân thành, đến với anh không phải vì những thứ phù phiếm, hào nhoáng bề ngoài.

Nicolas hiểu rằng mình chỉ là hạt cát bé nhỏ trong bể người, thậm chí lạc lõng, không thuộc về nơi đây.

Sau khi đã thất bại trong tình yêu lẫn kinh doanh, Nicolas đứng trước hai lựa chọn: Ở lại Việt Nam hay quay về Pháp? Bài viết xin dừng tại đây để độc giả tự trải nghiệm tác phẩm và có những cảm nhận sâu sắc hơn về quyết định cuối cùng của Nicolas, và có thể cũng là của chính nhà văn Marko Nikolić.

Marko Nikolić sinh năm 1987 tại Serbia. Anh là thạc sĩ trong lĩnh vực giảng dạy từ Đại học Belgrade, Serbia và Đại học Latvia. Ngoài tiếng Anh, Marko sử dụng thành thạo cả tiếng Pháp, tiếng và tiếng Việt. Anh đã đặt chân đến khoảng bảy mươi nước trên thế giới.

Marko dạy tiếng Anh ở Việt Nam từ năm 2014 và quyết định chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai. Hiện anh sống và làm việc ở Hà Nội.

Marko viết sách từ năm 14 tuổi và từng ra mắt hai cuốn sách tại châu Âu. Tiểu thuyết Phố Nhà Thờ là cuốn sách thứ ba, được viết bằng tiếng Việt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *