Review Bức tranh toàn cảnh của Sean Carroll – về nguồn gốc của sự sống và vũ trụ (Financial Times)

Review Bức tranh toàn cảnh của Sean Carroll – về nguồn gốc của sự sống và vũ trụ (Financial Times)

Bài đăng trên tờ FT

Clive Cookson là biên tập viên của FT

Một nhà vật lý lý thuyết tìm kiếm ý nghĩa trong một không có chỗ đứng cho sự siêu nhiên

Sean Carroll mở đầu cuốn sách Bức tranh toàn cảnh của ông bằng một vụ tai nạn kinh hoàng trên xa lộ Los Angeles, một chiếc xe tải hạng nặng 18 bánh suýt chút nữa thì giết chết ông. Cuộc đụng độ cận kề với cái chết đó khiến Carroll đứng trước sự đối lập giữa bản chất phù du của đời người và vũ trụ rộng lớn, dường như vô cảm mà ông đang nghiên cứu với tư cách là nhà vật lý lý thuyết tại Viện Công nghệ California.

Kết quả là sự kết hợp đầy tham vọng của khoa học và , như tên phụ của cuốn sách gợi ý, công trình này có mục đích giải thích về vũ trụ và mọi thứ trong đó, từ proton đến con người, từ Vụ nổ lớn đến nguồn gốc của sự sống.

Carroll gọi sự kết hợp của mình là chủ nghĩa tự nhiên mộng (poetic naturalism). “Chủ nghĩa tự nhiên” là quan điểm cho rằng thế giới tự nhiên là duy nhất, nó tuân theo các khuôn mẫu toàn vẹn – tức các định luật vật lý – và chúng ta có thể tìm hiểu thông qua quá trình khoa học gồm đặt giả thuyết, kiểm tra và quan sát. Không có thế giới siêu nhiên, thần thánh cũng như linh hồn cũng như những ý nghĩa siêu việt.

Bằng cách gọi cách tiếp cận của mình là “thơ mộng (poetic)”, Carroll nhấn mạnh rằng có nhiều cách để nói về thế giới không có thần thánh này. Các quy luật cơ sở của nó là tất định và không liên quan gì đến con người, nhưng ở cấp độ con người, chúng ta vẫn có thể nói về mục tiêu, đạo đức và ý chí tự do. Trên thực tế, chủ nghĩa tự nhiên thơ mộng biến chủ nghĩa vô thần cứng rắn và tiêu cực – không có thần thánh – thành một thứ gì đó nhẹ nhàng hơn và tích cực hơn.

Carroll không phải là một người phản đối tôn giáo mạnh mẽ. Giống như Richard Dawkins, ông cũng có xuất thân Cơ đốc giáo (Anh giáo / Tân giáo) nhưng không giống Dawkins, ông khá thích thời thơ ấu đi nhà thờ của mình. Một phần đáng kể của Bức tranh toàn cảnh được dành ra để bác bỏ khả năng rằng có một thế lực siêu nhiên ảnh hưởng nào đến vũ trụ, nhưng Carroll sử dụng cách thuyết phục nhẹ nhàng và thông tuệ – và tránh những cáo buộc của Dawkins rằng tôn giáo là một thế lực nguy hiểm có thể gây hại.

Tuyên bố nổi bật nhất của cuốn sách là “các định luật vật lý cơ bản của cuộc sống hàng ngày đã được biết đến hoàn toàn”. Như Carroll nhận thấy rằng, một số người có thể thấy điều này khoa trương: “Nghe có vẻ kinh khủng, giống như nhiều lần trong , khi một nhà tư tưởng lớn hoặc một người nào đó khác khoe khoang rằng nhiệm vụ tìm kiếm kiến ​​thức hoàn hảo đã gần hoàn thành.” Ông viết.

Carroll không nói rằng tất cả các định luật vật lý đều đã được biết đến. Các nhà khoa học chưa biết gì về quy luật cơ bản đằng sau các hiện tượng có tầm quan trọng đối với sự phát triển của vũ trụ, ví dụ như vật chất tối và năng lượng tối; họ cũng không biết làm thế nào để hợp nhất hai lý thuyết lớn của thế kỷ 20 là thuyết tương đối và cơ học lượng tử.

Cụm từ quan trọng trong lời khẳng định của ông là “cuộc sống hàng ngày”. Theo ông, thứ ông gọi là Lý thuyết cốt lõi của vật lý (Core Theory of physics), cái framework của các lực và hạt cơ bản mà khoa học ngày nay biết đến, đủ để giải thích mọi thứ về sự sống trên Trái đất – bao gồm cả bộ não người. Tất nhiên, đây vẫn là một tuyên bố mạnh mẽ táo bạo nhưng Carroll lập luận rằng ngay cả ý thức của con người cũng có thể giải thích được bằng Lý thuyết cốt lõi mà không cần phải vận dụng đến vật lý mới, chứ đừng nói đến thần linh.

Sau khi thiết lập nền tảng của chủ nghĩa tự nhiên thơ mộng, Carroll tiếp tục đưa ra những gợi ý cổ vũ cho những người đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và hướng dẫn cách cư xử trong đời. Đây là phần yếu nhất của cuốn sách. Ví dụ, thay vì Mười Điều Răn – Ten Commandments, ông đưa ra Mười Điều Cần Cân nhắc – Ten Con­siderations. Dưới đây là mấy điều đầu tiên: “Cuộc sống không kéo dài mãi mãi”, “Ham muốn được gắn kết vào cuộc sống”, “Thứ quan trọng là thứ quan trọng đối với con người”, “Chúng ta luôn có thể làm tốt hơn”…

Xét tổng thể, Bức tranh toàn cảnh gây ấn tượng mạnh mẽ. Carroll là một tác giả sôi nổi và đáng mến, ông viết về sinh học và triết học cũng hay như về chuyên ngành Vật lý của ông. Tuy nhiên, cuốn sách có vấn đề về cấu trúc. Có quá nhiều chương ngắn – tổng cộng 50 chương – và không liên kết chặt chẽ với nhau, vì vậy trải nghiệm đọc có vẻ hơi giật cục. Tôi vẫn khuyên đọc cuốn sách này nhưng tôi sẽ nhiệt tình hơn nếu nó trôi chảy hơn hoặc kết thúc khiến tôi hài lòng hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *