Chiến tranh và cuộc chia ly

Chiến tranh và cuộc chia ly

Một chú cáo được nhân cách hóa đã đặt câu hỏi “ là gì ạ?”. Nó tự định nghĩa riêng cho mình khi trải qua mất mát, thương đau, lăn lộn để sinh tồn.

Cáo Pax là tác phẩm thiếu nhi mới được xuất bản tại của nhà văn Sara Pennypacker và họa sĩ minh họa Jon Klassen.

Có không gian nào đo được chiều dài nỗi nhớ?

Mở đầu câu chuyện là cuộc chia ly khi chiến tranh ập đến. Bố của Peter nhập ngũ, cậu bé phải về sống với ông nội, bỏ lại chú cáo được cậu cứu sống và nuôi nấng. Nếu Peter xem cáo Pax như một thành viên trong gia đình, thì Pax xem cậu chủ như cả cuộc đời mình và sẵn sàng bảo vệ khi ngửi thấy nguy hiểm xung quanh cậu.

Một người rời đi, còn một con vật được thả về. Liệu có cuộc trùng phùng nào sau những giọt nước mắt chia tay?

Cùng sống dưới một bầu trời nhưng cách nhau tận 300 dặm, Peter và cáo Pax bắt đầu cuộc đời mình trên những lối rẽ riêng. Nhưng sợi dây thương nhớ kéo cả hai xích lại gần nhau, đến khi Peter tìm gặp lại được Pax, như chưa hề có cuộc chia ly.

Chiến tranh được khắc họa thông qua mối quan hệ giữa một cậu bé và một con cáo. Peter hay Pax đại diện cho những đối tượng có sức phản kháng yếu nhất và đều là nạn nhân của chiến tranh. Khói lửa hung tàn xuất phát từ chính lòng tham của con người đã chia cắt những tựa nương vốn không thể thiếu.

Review sach Cao Pax anh 1
Cuốn sách Cáo Pax. Ảnh: Ngô Vinh.

Một chú cáo được nhân cách hóa và đã đặt câu hỏi “Chiến tranh là gì ạ?”. Chính chú định nghĩa riêng cho mình về chiến tranh khi trải qua mất mát, thương đau và lăn lộn để sinh tồn.

Không còn cuộc sống êm đềm trước đây bên cậu chủ, cáo Pax giờ đây chỉ còn một không gian, một thế giới khác để đo “chiều dài nỗi nhớ” hướng về Peter – con người duy nhất mà cáo Pax ngửi thấy mùi của sự lương thiện.

“Có một thứ dịch bệnh mà đôi khi chính loài cáo cũng mắc phải. Nó khiến chúng buông bỏ lề lối của mình, tấn công kẻ lạ. Chiến tranh là một căn bệnh của loài người như thế đấy…”

Sẽ không có câu trả lời nào thỏa đáng cho câu hỏi chiến tranh là gì? Có chăng ở một chiều kích khác chiến tranh chính là phép thử của tình thủy chung sau những mất mát, là tụng ca cho tình bạn tuyệt vời vượt qua hàng trăm dặm để tìm lấy nhau.

Giã từ ngây để trưởng thành

Cáo Pax là câu chuyện ngụ ngôn đẹp được xướng lên giữa mịt mù khói lửa chiến tranh. Câu chuyện về hành trình trưởng thành khi đánh mất đi điểm tựa của đời mình. Peter mất mẹ từ khi còn rất nhỏ, cậu từng rơi vào trầm cảm trước khi gặp và cứu sống một chú cáo con. Cáo Pax cũng mất mẹ từ khi lọt lòng và may mắn gặp được cậu chủ tốt bụng.

Một người, một cáo tìm đến nhau nhờ sự mất mát khi còn quá nhỏ để nhận thức nỗi đau. Chiến tranh ập đến, chia cắt với hai lối rẽ để Peter hay Pax chính thức vào đời và nếm trải mùi vị đau thương của sự trưởng thành.

Pax bắt đầu cuộc đời của một con cáo đúng nghĩa khi phải tự tìm thức ăn, nguồn nước, tự vệ và gặp gỡ giống loài của mình khi còn “hôi rình mùi người”. Trong nỗi nhớ quay quắt mong về cậu chủ, Pax tiếp tục sống, tiếp tục hòa nhập cùng với cô cáo Cáu Kỉnh, bé cáo Còi Gí hay bác cáo Xám và nhận thức nỗi đau khi loài người gieo rắc cho giống loài của mình.

Từ những nỗi sợ chia xa ban đầu, Pax dần trưởng thành thông qua vết cắt tinh thần khi chứng kiến những vết thương của bạn bè vì bom đạn, thứ vũ khí mà những-kẻ-bệnh-chiến đặt để phá hủy mọi thứ chắn trên đường họ đi.

Còn Peter, hành trình tìm về với Pax cũng là hành trình giã từ thơ ngây khi nhận ra chiến tranh đã khoét sâu những khổ đau trên chính mảnh đất mà cậu được sinh ra. Từ một cậu bé hay cúi mặt và ít nói, Peter lột xác thành một thanh niên dám dấn thân vào quãng đường hàng trăm dặm để chuộc lại lỗi lầm khi bỏ chú cáo của mình bên bìa rừng.

Trên những lối rẽ cuộc đời, Peter may mắn gặp được Vola, người phụ nữ sống một mình giữa đồng không mông quạnh. Cô mất một cái chân khi tham chiến và đang cố quên đi quá khứ bằng cách trói cuộc đời mình trong sự hối hận khi đã giết một anh lính.

Chính Vola là người dạy cho Peter biết nỗi đau trưởng thành khi từ bỏ sự ngây thơ, dám đối mặt trước sự thật. Và ngược lại Peter dẫn Vola vào sự cứu chuộc, tự mình thứ tha cho những tội lỗi trong quá khứ, tiếp bước như cách mà cô để ngỏ hàng hiên đón chào Peter trở lại.

Review sach Cao Pax anh 2
Nhà văn Sara Pennypacker. Ảnh: Sonya Sones.

Tác giả Sara Pennypacker đã kể một câu chuyện đẹp đẽ về lòng thủy chung và sự mất mát trong cuốn sách Cáo Pax. Câu chuyện phóng chiếu những thước phim chân thực đến đau lòng về hành trình tìm thấy nhau trong bể tình thương không phân biệt giống loài.

Không chỉ đơn thuần là quyển sách dành cho thiếu nhi, Cáo Pax khơi gợi lên những cảm xúc chân thực nhất, ở đó có giọt nước mắt của sự chia ly, có nụ cười của sự đoàn tụ và cả những vấp ngã để lớn lên.

Phải chăng chiến tranh và cuộc xa cách hàng trăm dặm đã đem Cáo Pax gần hơn với độc giả trên khắp thế giới. Cáo Pax kể lại một câu chuyện chạm đến trái tim người đọc, giống như nước mắt cầu vồng sau những cơn mưa.

Sara Pennypacker (1951) là nhà văn người . Bà đã viết trên 20 cuốn , trong đó nổi tiếng là Clementine (giải Christopher, giải Boston Globe-Horn Book), Pierre in love (giải Golden Kite) và Cáo Pax (nằm trong danh sách bán chạy của New York Times 54 tuần).

Cáo Pax được minh họa qua nét vẽ của Jon Klassen (1981), họa sĩ minh họa và hoạt họa người . Klassen đã tham gia vẽ trong những bộ phim hoạt hình nổi tiếng như Kungfu Panda và Coraline.

ZingNews

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *