“Cây cam ngọt của tôi”: Tác phẩm thiếu nhi kinh điển của Brazil

“Cây cam ngọt của tôi”: Tác phẩm thiếu nhi kinh điển của Brazil

Một cậu bé sống ở khu xóm nghèo ngoại ô thủ đô Rio de Janeiro – cô đơn vì thiếu vắng những người bạn đến mức đã đặt tên cho cây cam sau nhà và trò chuyện với mình.

Những chi tiết đó làm bệ phóng để hình thành tác phẩm thiếu nhi của thế giới, “Cây cam ngọt của tôi” (Nguyễn Bích Lan, Tô Yến Ly dịch; và NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2020).

Bản thân tác giả José Mauro de Vasconcelos (1920 – 1984) có lẽ không ngờ tác phẩm của mình lại thành công đến vậy. Xuất bản lần đầu năm 1968, hơn nửa thế kỷ trôi qua, câu chuyện một cậu bé nghèo ở một đất nước bấy giờ chìm trong hỗn loạn đã lan tỏa ra toàn thế giới, làm nguồn cảm hứng cho kịch nghệ, âm nhạc và điện ảnh. Cũng giống nhân vật chính Zezé, ông sinh ra ở một khu phố nghèo ngoại ô Rio de Janeiro, phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống, làm thành chất liệu sáng tác những tác phẩm sau này của mình.

Cây cam ngọt của tôi: Tác phẩm thiếu nhi kinh điển của Brazil - Ảnh 1.

Tiểu thuyết “Cây cam ngọt của tôi” ra đời giữa cơn sốt chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong châu Latin. Tuy nhiên, không cần viện dẫn những điều thần kỳ, ma quái, trên cái nền hiện thực thô ráp, trần trụi, José Mauro de Vasconcelos để cho nhân vật của mình cất lên vũng lầy tăm tối bằng mơ mộng và lòng thánh thiện trẻ .

Zezé tưởng tượng cây cam ngọt của mình có thể nói chuyện, cậu đặt cho nó một cái tên. Cậu bé lúc đầu được khắc họa như một đứa trẻ nghịch ngợm chỉ biết bày trò quậy phá. Sự tinh nghịch của cậu có thể lý giải như một hành động phản kháng thế giới người lớn buồn tẻ, bận rộn với việc kiếm tiền. Nhưng cũng trong thế giới người lớn ấy, Zezé đã tìm được một người tri âm bầu bạn cùng cậu, dắt cậu đi qua những tháng ngày cay đắng, cơ cực của tuổi thơ.

José Mauro de Vasconcelos không viết “Cây cam ngọt của tôi” để giáo dục bất kỳ đứa trẻ nào nhưng tác phẩm của ông lại được đưa vào chương trình giáo dục. Ta nhớ đến người đồng hương Brazil nổi tiếng của ông, nhà văn Paulo Coelho, trong tiểu thuyết “Nhà giả kim” từng cầu viện cả để giúp người chăn cừu bé nhỏ tìm đường. José Mauro de Vasconcelos tinh tế và mạnh mẽ hơn những lời động viên sáo rỗng đó. Ông tin vào sức mạnh tự thân của mỗi con người. Hay nói đúng hơn, ông tin vào bản tính hướng thiện, vào sự ngây thơ trẻ con sẽ đủ sức biến cải cả những môi trường tồi tệ nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *